Chuyển động Hà Nội

Phát triển Thủ đô từ “tư duy sáng tạo” trong cải cách thủ tục hành chính

Trung Kiên 11:12 02/10/2024

Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị ngày 24/5 nhấn mạnh, trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô cần có “tư duy mới, tầm nhìn mới”, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại. Thực tế cho thấy Hà Nội đã, đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo, đặc biệt có công tác cải cách hành chính và minh chứng Hà Nội chuẩn bị ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố.

Cải cách thủ tục hành chính là “xương sống”

Sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và phát triển Thủ đô. Chính vì thế, Thành ủy, UBND Thành phố đã, đang chỉ đạo quyết liệt và sâu sát việc tăng cường, đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn, trên tinh thần đột phá về phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC, đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

hoan-kiem-1-cua.jpg
Cán bộ, công chức Bộ phận Một cửa UBND quận Hoàn Kiếm phục vụ người dân trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch...

Hà Nội cũng không ngừng đổi mới về lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII xác định: đẩy mạnh cải cách hành chính; tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối, nhất là bên trong các đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp tình hình thực tiễn của Thủ đô.

Ngày 17/3/2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 01-CTr/TU “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, coi đây là chương trình cốt lõi, “xương sống” trong 10 chương trình công tác toàn khóa XVII, trong đó có mục tiêu: xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, nền công vụ chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương; công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp tinh gọn, thông suốt và hoạt động hiệu lực, hiệu quả; có năng lực kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính. Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Hà Nội không ngừng được nâng lên, thuộc 10 địa phương dẫn đầu cả nước (xếp thứ 3/63) năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đạt 80,16% (năm 2022); đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hiện nay, 100% số TTHC tại Thành phố Hà Nội được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn toàn thành phố đạt tỷ lệ từ 99% trở lên... Để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Thành phố đã chủ động ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông TTHC trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, tư pháp, thuế trên địa bàn thành phố; ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai rà soát, thống kê, xây dựng quy trình giải quyết công việc nội bộ các cơ quan hành chính thuộc Thành phố.

Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã triển khai quy trình tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển, xử lý bảo đảm sự phối hợp liên thông chặt chẽ giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chuyên môn trong giải quyết TTHC, qua đó tạo môi trường hành chính thông thoáng, hiện đại cho tổ chức, cá nhân đến làm việc. Các TTHC được tiếp nhận qua bộ phận “một cửa” của UBND các quận, huyện, phường, xã bằng hình thức tiếp nhận trực tiếp và tiếp nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được thực hiện nghiêm túc. Hạ tầng kỹ thuật thông tin, kết nối internet được bảo đảm; hệ thống giao ban trực tuyến các cấp, hệ thống “một cửa” điện tử được duy trì ổn định, bảo đảm phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được triển khai, duy trì thống nhất, đồng bộ trên toàn thành phố, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền.

Đến tư duy sáng tạo, tầm nhìn mới

Thực hiện Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ và triển khai sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC, Thành phố Hà Nội đã tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC theo hướng “Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đơn giản hóa TTHC, mang lại những lợi tích thiết thực nhất cho người dân được thụ hưởng.

Tính đến nay, Thành phố Hà Nội đã phân cấp, ủy quyền 653 TTHC, chiếm 29.3% TTHC. Triển khai việc tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính như lĩnh vực chứng thực, lĩnh vực hộ tịch, lĩnh vực cư trú (các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, cấp giấy xác nhận tình trạng cư trú...), cấp đổi giấy phép lái xe,…

Phát huy kết quả đã đạt được, nhận diện những hạn chế, triển khai các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội cho thấy tầm nhìn mới về nâng cao công tác cải cách TTHC khi sắp ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. Theo UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố không chỉ là bước tiến trong cải cách hành chính mà còn là minh chứng cho “Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh” của Thành phố trong việc xây dựng chính quyền số, phục vụ người dân và doanh nghiệp, khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” trong nỗ lực chung nhằm cải thiện sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một đô thị đặc biệt.

my-duc.jpg
Người dân đánh giá hài lòng về thái độ phục vụ của công chức bộ phận "một cửa" UBND huyện Mỹ Đức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho Thành phố, nổi bật như giữ vai trò điều phối chung, là công cụ hiệu quả để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố. Bên cạnh đó tháo gỡ các điểm “nghẽn” và giải quyết tình trạng “ách tắc” trong giải quyết TTHC (đặc biệt ở các sở, ngành và trong các lĩnh vực như: đất đai, đầu tư, quy hoạch, xây dựng,…) có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, chỉ số phát triển của Thành phố.

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội cũng tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại một địa điểm theo hướng tiếp nhận hồ sơ TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận một cửa riêng lẻ tại các cơ quan nhà nước, tăng khả năng tiếp cận, tạo thuận tiện cho tổ chức, cá nhân trong tìm hiểu, thực hiện TTHC. Sử dụng thống nhất các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ, cơ sở dữ liệu dùng chung để tránh lãng phí.

Đặc biệt, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC; bảo đảm sự linh hoạt trong bố trí cán bộ một cửa phù hợp với điều kiện, tình hình tiếp nhận, giải quyết TTHC của từng khu vực, tránh việc quá tải cục bộ; tạo điều kiện theo dõi, giám sát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện TTHC kịp thời, hiệu quả hơn. Tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC…

Với mô hình tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố (giai đoạn 1 từ ngày 1/10/2024 đến 31/3/2025) sẽ có tác động tích cực rất lớn. Trong đó, chất lượng các dịch vụ hành chính công tại Hà Nội chắc chắn sẽ được cải thiện. Người dân và doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cơ chế giám sát cùng kết quả của việc tái cấu trúc TTHC sẽ tối ưu hóa các quy trình, giảm bớt thời gian chờ đợi và chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; xây dựng niềm tin giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền; giảm thiểu các tác động tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công.../.

Bài liên quan
  • Hà Nội đột phá, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính
    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, chuyển đổi số phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phi địa giới hành chính…; Hà Nội đã, đang triển khai quyết liệt, hiệu quả nội dung này. Minh chứng, UBND Thành phố vừa có Tờ trình HĐND Thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm Sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Triển lãm Sách có 4 chủ đề trọng tâm gồm: Hà Nội - Nghìn năm văn hiến, anh hùng; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Hà Nội - Trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; Trưng bày một số cuốn sách tiêu biểu của từng giai đoạn đã được chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh.
  • Gìn giữ và phát huy di sản văn hóa: Đối thoại đa chiều hay một chiều?
    Di sản văn hóa là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc và truyền thống. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng về di sản văn hóa. Từ những di tích lịch sử, di sản kiến trúc, nghệ thuật truyền thống đến những lễ hội, tín ngưỡng dân gian,… luôn rất thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và khách du lịch. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là một cuộc đối thoại đa chiều.
  • Lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô
    “Năm ngàn dặm” là dự án kịch tiếp theo của Life's So Drama - câu lạc bộ kịch nghệ đầu tiên và duy nhất do các học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thành lập, nhằm nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu kịch nghệ tới giới trẻ Thủ đô.
  • Nhà liền thổ Cọ Xanh gây sốt vì hợp “khẩu vị” cả nhà đầu tư và khách hàng an cư
    Bước vào mùa cao điểm cuối năm, thị trường bất động sản ghi nhận lượng giao dịch tăng mạnh ở các giỏ hàng mang “giá trị kép”, an cư thời thượng - đầu tư thịnh vượng, điển hình như nhà liền thổ Cọ Xanh (Vinhomes Ocean Park 2, Ocean City).
  • Giải mã sức hút của phân khu Tinh Hoa trong lòng siêu phẩm Vinhomes Global Gate
    Chỉ vừa được hé lộ một phần thông tin, nhưng mảnh ghép Tinh Hoa của siêu đô thị Vinhomes Global Gate đã khiến thị trường Đông Bắc Hà Nội sục sôi. Sức nóng được tạo nên bởi cuộc đua của giới đầu tư săn tìm shophouse - sản phẩm được đánh giá là quý hơn vàng mười tại đây.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển Thủ đô từ “tư duy sáng tạo” trong cải cách thủ tục hành chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO