Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Lý Triều Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm)

Sơn Dương (t/h) 03/09/2023 09:12

Chùa Lý Triều Quốc Sư xưa gọi là đền, nằm tại vùng đất thôn Chân Cầm, Tự Tháp của tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, thuộc kinh thành Thăng Long. Chùa có tên là “Lý Triều Quốc Sư tự”. Ngôi chùa hiện ở số nhà 50, phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

chua-ly-trieu-quoc-su.jpg
Chùa Lý Triều Quốc Sư

Đền Lý Quốc Sư hay đền Tiên Thị, được xây dựng từ thời Lý để thờ quốc sư Minh Không. Ngài họ Nguyễn, huý Chí Thành sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Ngọ, niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất triều Lý Thánh Tông (1066) tại làng Điềm Xá, phủ Trường Yên (nay thuộc thôn Quốc Thanh, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Năm 11 tuổi (1077), ngài từ biệt song thân dốc lòng xuất gia tu Phật, cầu đạo với Thiền sư Từ Đạo Hạnh, được thầy khen tài giỏi thông minh và ấn chứng sau sẽ trở thành bậc “Pháp khí” trong Thiền môn, ban pháp danh Minh Không, đời thứ 13 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Qua thời gian dài theo thầy học đạo, chứng ngộ chân không Bát Nhã, ngài về trụ trì chùa Giao Thuỷ (Nam Định).

Không chỉ là bậc đại sư thông tuệ Phật pháp, được giới tăng ni ngưỡng vọng, danh tiếng của ngài còn vang xa và được quốc vương kính trọng tháng 5 năm 1131 đích thân vua Lý Thần Tông sai dựng nhà cho ngài (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 - Nxb. KHXH. H., 1983, tr. 322). Ngôi nhà là nơi Quốc sư thường nghỉ lại trong những lần về kinh chữa bệnh cho vua, quan và bách tính cũng chính là vị trí của ngôi đền Tiên Thị sau này.

Tương truyền lúc còn đang học đạo, trong khi dạo chơi ở khu rừng, Thiền sư Đạo Hạnh hoá hổ doạ, ngài nói: “Nếu thầy muốn vậy, sau này chắc sẽ phải chịu quả báo như thế”. Từ Đạo Hạnh hối hận: “Xưa kia đức Thế Tôn tạo quả viên thành còn chịu báo kim sương, mã mạch, huống chi ta sinh thời mạt pháp đâu có thể tránh được, đời sau sẽ làm Quốc chủ và sẽ chịu báo này, ông với ta có nhân duyên thầy trò lúc đó sẽ cứu ta”. Sau khi Thiền sư Đạo Hạnh hoá, đầu thai làm Dương Hoán con Sùng Hiền Hầu được vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng thái tử và kế vị ngai vàng tức Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 vua Lý Thần Tông bị bệnh nặng, lông lá mọc khắp cơ thể, gầm thét như hổ suốt ngày, các danh y tài giỏi được triệu đến chữa, nhưng bệnh không thuyên giảm, chính Đại sư Minh Không là người chữa khỏi bệnh cho vua. Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, vua Lý Thần Tông phong ngài làm Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Trong quốc sử còn ghi rằng: “Tục truyền khi sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao lại cho học trò là Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”.

Ngày 1/8 niên hiệu Đại Định thứ 2 - Tân Dậu (1141), sau khi phó chúc môn đồ, Quốc sư an nhiên ngồi hoá tại chùa Giao Thuỷ, thọ 76 tuổi. Để ghi nhớ công ơn, vua Lý Anh Tông và nhân dân đã lập đền thờ ngài tại đền Tiên Thị (nguyên là Tinh xá vua Thần Tông ban cho ngài). Không chỉ khi còn tại thế mà cả khi đã thác hoá, ngài vẫn luôn luôn hộ quốc cứu dân, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cử”. Trải qua gần 9 thế kỷ, nhân dân vẫn hương khói phụng thờ, cầu đảo linh ứng.

Năm 1930, Hoà thượng Thích Thanh Định tự Quang Huy đến trụ trì đã tôn trí thêm tượng Phật, Bồ tát và đổi đền thành chùa “Lý Triều Quốc Sư.

Cùng với những biến động của lịch sử, thời gian trôi qua làm cho ngôi đền không còn giữ được dáng vẻ của buổi khởi nguyên và đã được nhiều hệ tiền bối bảo quản, giữ gìn. Hiện còn thấy dấu vết của hai lần sửa lớn, đó là vào mùa xuân năm Giáp Dần niên hiệu Dương Đức thứ 3 1674) thời Hậu Lê mà các di vật tiêu biểu còn để lại là hệ thống tượng dung được tạc bằng đá rất đẹp gồm tượng phụ mẫu Quốc sư Minh Không, tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải. Đây là những tác phẩm tiêu biểu cho loại tượng này trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Một di vật nữa còn lại cũng có niên đại thời Hậu Lê là cột trụ đá trước sân, trên đỉnh nóc an trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát cùng Thiện Tài, Long Nữ. Thời gian gần đây, khi đào đến độ sâu 1 mét ở chân móng toà Chính điện đã phát hiện được khá nhiều những viên gạch vô lớn, mầu đen giống với loại gạch vồ thời Lê ở một số di tích khác có niên đại thế kỷ XVII.

Lần trùng tu lớn thứ 2 của đền Tiên Thị vào năm 1855. Lần này đền được xoay lại hướng đông như cũ và mở rộng quy mô kiến trúc với 3 gian Tiền tế, 5 gian Hậu cung, 2 dãy dải vũ mỗi dãy 3 gian, xây thêm Tam quan phía trước và sơn thếp lại tượng thờ trong đền, tạc lại tượng Quốc sư Nguyễn Minh Không.

Trải qua thời gian, các hạng mục công trình đều đã bị mối mọt, hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1992 được sự ủng hộ của các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, cùng với sự đóng góp của các phật tử và nhân dân, chùa dần dần được sửa chữa các hạng mục như nhà Tàng kinh, điện Mẫu, Tổ đường...

Ngày 5/6/2000 đã chính thức khởi công trùng tu Đại hùng bảo điện. Lần tu sửa này, những đặc điểm kiến trúc, trang trí kiến trúc... vốn có của chùa đều được giữ nguyên, đặc biệt phần trang trí trên kiến trúc được chú ý, vẫn là các đề tài tứ linh, tứ quý nhưng đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, công phu bởi những người thợ giỏi trong làng chạm khắc nổi tiếng vùng Nam Định.

Ngày 13/11/2000 (tức 18/10 năm Canh Thìn) đã chính thức làm lễ cắt băng khánh thành Đại hùng bảo điện chùa Lý Triều Quốc Sư. Đây là một trong những công trình được gắn biển “Công trình chào mừng Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Chùa Lý Triều Quốc Sư đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
Chùa Lý Triều Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO