Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Hà (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 27/08/2023 11:25

Chùa Hà (Thánh Đức tự) hiện nay thuộc xóm Bối Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

chua-ha-cg.jpg
Chùa Hà

Chùa có tên nôm là chùa Hà, là tên gọi theo địa danh xóm Bồi Hà. Tên chữ là “Thánh Đức tự” (chùa Thánh Đức). Hiện nay chùa Hà là một trong những địa danh tín ngưỡng nổi tiếng linh thiêng, có sự tích và nguồn gốc tạo dựng từ thời hậu Lê.

Trong Thượng điện của chùa hiện còn lưu giữ một lư hương bằng đồng, cao 35cm, đường kính miệng 25cm, còn khắc ba chữ Hán “Thánh Đức tự”. Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết thì tên chữ của chùa có từ thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Tương truyền, Nghi Dân Thái tử có tội với triều đình, không được nối ngôi, kết bè đảng, đêm bắc thang vào thành Thăng Long đốt cháy cung điện. Vua Lê Thánh Tông còn nhỏ phải chạy về chùa Thôn Hậu (xã Dịch Vọng), tên chữ là chùa Thánh Chúa (cách chùa Thánh Đức khoảng 1000m). Khi ấy, vua Lê Thánh Tông cũng lui tới thăm chùa Thánh Đức. Chùa Thánh Chúa và chùa Thánh Đức có tên chữ như vậy là có nguồn gốc từ câu chuyện trên.

Căn cứ vào truyền thuyết và khối kiến trúc vật chất cùng bộ sưu tập di vật văn hoá hiện còn lưu giữ tại chùa như: chuông đồng, câu đối... cho thấy chùa được xây dựng khoảng thời Lê mạt.

Tương truyền chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, nên có tên chùa Vồi. Đến thời Lê Hy Tông có một người thợ gốm ở Thổ Hà (Bắc Giang) sang trọ ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở Thăng Long, do buôn bán phát tài đã tậu 13 mẫu ruộng, cúng vào chùa 7 mẫu, còn 6 mẫu làm công điền thu hoa lợi, đóng sưu cho dân nên xóm ấy lấy tên là Bối Hà. Mộ của người thợ gốm còn ở phía sau chùa. Nhờ nguồn lợi từ 7 mẫu ruộng và sự đóng góp của nhân dân trong vùng, chùa đã được xây bằng gạch ngói vào năm Chính Hoà (1680). Từ đó, hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên chùa là chùa Hà.

Chùa Hà là một kiến trúc tôn giáo có khởi nguồn tạo dựng từ thời Lê. Hiện nay trước cửa chùa còn khắc dòng chữ Hán “Lê triều Chính Hoà tạo dựng”. Diện mạo kiến trúc của chùa hiện nay là kết quả của những lần trùng tu từ thời Nguyễn và những năm gần đây. Các công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung trong một khoảng không gian rộng, thoáng gồm: Cổng tam quan, vườn cây, hồ nước hình bán nguyệt. Chùa chính kết cấu kiểu chữ “đinh”, có Tiền đường, Thượng điện, nhà Mẫu, nhà Tổ. Tại chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị: quả chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 đời Tây Sơn (1799), bộ tượng tròn gồm 21 pho tượng Phật, 6 pho tượng Mẫu, 18 tấm bia thời Nguyễn và nhiều đồ thờ tự như bát hương sứ men lam, cây đèn, lọ hoa...

Chùa Hà thờ Phật, nhưng khác các chùa là bên cạnh còn điện thờ Mẫu.

Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Đời Lê, bên cạnh phía bên phải chùa Hà là ngôi đình Hà to đẹp thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành, tướng của Triệu Việt Vương (Quang Phục, 549 - 570) có công chống quân xâm lược nhà Lương, và Chu Lý đại vương. Đình được làm mới to đẹp vào cuối những năm chín mươi thế kỷ XX.

Ngoài yếu tố tín ngưỡng, chùa Hà còn được công nhận là một di tích cách mạng kháng chiến của Hà Nội. Tối ngày 15/8/1945, Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp các đội trưởng tự vệ, đội trưởng thanh niên tuyên truyền xung phong để kiểm điểm lực lượng và bàn những việc cấp bách chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Tối 17/8/1945, Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã họp với các đại biểu đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền xung phong, tự vệ chiến đấu tại gác chuông chùa Hà để bàn việc thực hiện chỉ thị tổng khởi nghĩa.

Năm 1986, Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội đã tổ chức gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng tại chùa Hà. Chùa Hà là một di tích tôn giáo thờ Phật vừa là di tích cách mạng kháng chiến. Di tích luôn được chính quyền và nhân dân địa phương trân trọng, gìn giữ, bảo quản chu đáo. Các công trình kiến trúc của chùa đã được tu bổ tôn tạo ngày một khang trang. Năm 2004, Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội đã phối hợp với quận Cầu Giấy và Uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng tiến hành chỉnh sửa lại biển di tích cách mạng.

Chùa Hà đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Đan Hội (huyện Đan Phượng)
    Trước đây, ngôi chùa thuộc tổng Tây Đam, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sau năm 1954, địa giới hành chính thay đổi, xã Tân Lập hình thành và ngôi chùa thuộc về thôn Đan Hội, xã Tân Lập, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần 20 chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Khai mạc diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia đổi mới sáng tạo lần thứ 5
    Ngày 8/12, Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia lần thứ 5, với chủ đề "Công nghệ Trí thông minh nhân tạo và Thương mại điện tử xuyên biên giới", đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
  • Hơn 3.000 người dân Thủ đô được thăm khám, sàng lọc sức khoẻ miễn phí
    Ngày 8/12, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Hà (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO