Ý nghĩa lớn từ những hành động nhỏ

Nhipsonghanoi| 25/10/2019 07:26

Học lớp 8A Trường THCS Đông Lỗ (Ứng Hòa), Phùng Phương Dung nhiều năm đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc và là thành viên đội tuyển Olympic của trường. Không chỉ có vậy, em còn là người có nhiều việc làm ý nghĩa dành cho bạn bè và những người xung quanh. Phùng Phương Dung vừa được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019 nhờ những hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn như vậy.

Chia sẻ khó khăn, giúp người gặp nạn

Đã hơn hai tháng trôi qua, nhưng khi nhắc đến việc Phùng Phương Dung giúp Dương Thế Anh, học sinh lớp 7A Trường THCS Đông Lỗ (Ứng Hòa) bị nạn khi đi bơi ở ao làng hồi tháng 8-2019, nhiều người vẫn tấm tắc khen ngợi. Dương Thế Anh kể: "Hôm đó, em trốn mẹ, một mình ra ao làng bơi. Được một lúc thì em bị “chuột rút” ở chân, đau không cử động được. Lúc đó em rất hoảng sợ, chỉ kêu được vài tiếng là đã bị sặc nước và toàn thân chìm dần. Rất may chị Dung đi qua, thấy em đã lao xuống kéo lên, nếu không có lẽ em đã bị đuối nước rồi".

Ý nghĩa lớn từ những hành động nhỏ
Cô Dương Thị Mai Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đông Lỗ gặp gỡ 2 em Phùng Phương Dung và Dương Thế Anh.

Nói về chuyện giúp người gặp nạn, Phùng Phương Dung vui vẻ thuật lại: “Hôm đó em đi hái rau giúp mẹ. Đi ngang qua ao làng, thấy em Thế Anh đang chới với giữa ao nên vội nhảy xuống kéo em vào bờ. Nước ao không sâu, chỉ tới ngang ngực nhưng với người bị “chuột rút” cũng rất nguy hiểm, nếu không được hỗ trợ kịp thời. Em nghĩ với tình huống như thế, ai gặp cũng sẽ hành động như em thôi ạ”.

Có lẽ với tình huống nguy cấp, nhiều người sẽ hành động dũng cảm giống Phùng Phương Dung. Tuy nhiên, ở Dung còn rất nhiều việc làm ý nghĩa, dù nhỏ nhưng không phải ai cũng sẵn sàng hành động như vậy. Giống câu chuyện hằng ngày đi học, Dung chứng kiến bạn học nhà nghèo, đi học mà không có cặp sách, đã âm thầm dành dụm tiền để mua tặng bạn. Rồi, chỉ mới cách đây chưa lâu, em nhặt được tài sản có giá trị là tiền và điện thoại bị để quên trong trường, đã nhanh chóng tìm người trả lại.

“Đây cũng chính là mục tiêu mà nhà trường theo đuổi, bên cạnh công tác dạy chữ, rèn người. Bởi chúng tôi tin rằng, một việc làm tốt, một hành động đẹp sẽ góp phần khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Việc tốt cũng không cần phải là điều gì to tát mà hiển hiện ngay ở những hành động giản dị như học trò Dung của nhà trường vẫn làm. Những việc làm như thế cần được biểu dương, khen thưởng để khích lệ các bạn học sinh khác noi theo”, cô giáo Dương Thị Mai Hoa - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đông Lỗ chia sẻ.

Học tập chăm ngoan, nhiệt tình với công tác Đội

Không chỉ có nhiều việc làm tốt trong cuộc sống hằng ngày, Phùng Phương Dung còn là một học sinh chăm ngoan với nhiều năm liên tục là học sinh giỏi xuất sắc, thành viên của đội tuyển Olympic Trường THCS Đông Lỗ. Trong 2 năm học 2017-2018 và 2018-2019, Phùng Phương Dung lần lượt giành các giải khuyến khích kỳ thi Olympic văn và Olympic toán do huyện Ứng Hòa tổ chức.

Nói về thành tích học tập của mình, Phùng Phương Dung cho biết: “Em không học nhiều, chỉ tập trung ôn luyện vào các khung giờ nhất định và cố gắng tìm ra cách giải hợp lý cho mỗi đề bài. Khi gặp bài khó, em sẽ hỏi mẹ hoặc cô giáo để hiểu thêm rồi thực hành lại nhiều lần để không quên. Ở trường em thích nhất các môn tự nhiên, như toán, lý… vì tính logic của các bộ môn này. Ngoài ra, em cũng thích đọc sách, truyện, đặc biệt là sách, truyện về lịch sử”.

Mẹ của Phùng Phương Dung, bà Ngô Hồng Phương chia sẻ: "Ở nhà, tôi không phải nhắc nhở, đôn đốc Dung nhiều về việc học vì con rất tự giác. Ngoài giờ học, Dung cũng biết phụ giúp mẹ những việc nhỏ, như: Quét dọn nhà cửa, nấu cơm, dạy bảo em nhỏ... Nghe con kể chuyện giúp em gặp nạn dưới ao, tôi rất mừng vì con có phản xạ tốt với những tình huống như thế, chứng tỏ kỹ năng sống của con về căn bản cũng được trang bị. Tuy nhiên, tôi vẫn dặn con cần cẩn thận hơn trong những tình huống như vậy. Ví dụ, có thể vừa giúp em, vừa lớn tiếng kêu gọi để cho nhiều người biết, đến hỗ trợ”, bà Ngô Hồng Phương bày tỏ.

Ở nhà trường, Phùng Phương Dung còn là cái tên gắn liền với nhiều thành tích của công tác Đoàn - Đội, một thành viên Ban Chấp hành liên chi Đội năng nổ, nhiệt tình của Trường THCS Đông Lỗ. Là thành viên trong đội tuyên truyền măng non, Phùng Phương Dung luôn nỗ lực sưu tầm, sáng tác những bài viết hay, bổ ích theo nhiều đề tài khác nhau, như: An toàn giao thông, tìm hiểu lịch sử Đoàn - Đội…, phục vụ công tác tuyên truyền qua loa phát thanh của nhà trường, giúp các bạn học sinh trang bị thêm kiến thức, kỹ năng sống hữu ích.

Vào các đợt vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, người khuyết tật, em tích cực ủng hộ cũng như kêu gọi các bạn cùng trường tham gia ủng hộ để phong trào đạt hiệu quả. Nhờ vậy, các đợt phát động: Mua tăm ủng hộ người mù, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo… của trường luôn đạt và vượt chi tiêu.   

Cô giáo Đào Thiên Trang, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Đông Lỗ cho biết: Phùng Phương Dung luôn nhiệt huyết với phong trào, có nhiều đóng góp để phong trào trở nên hấp dẫn, gần gũi, thu hút sự tham gia của đông đảo bạn bè hơn. Em cũng là thành viên tích cực tham gia các hội thi phong trào của Đoàn - Đội và luôn giành được thành tích cho nhà trường. Ví dụ như, năm học 2017-2018, em đạt giải Nhì trong Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách hè của huyện. Năm học 2018-2019, em đạt giải Nhất cấp cụm, giải Ba cấp huyện Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên… “Ở trường Phùng Phương Dung là một học sinh hiền lành, ít nói nhưng giao việc gì cho em chúng tôi cũng yên tâm”, cô Đào Thiên Trang khẳng định.

Trường THCS Đông Lỗ nằm cách xa trung tâm huyện Ứng Hòa với nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Nhiều năm qua, nhà trường luôn nỗ lực vượt khó, chú trọng dạy chữ, rèn người, đào tạo nên những thế hệ học sinh chăm ngoan, có ý thức trong học tập cũng như ứng xử. Câu chuyện nhỏ của Phùng Phương Dung chính là minh chứng cho chủ trương của nhà trường khi không ngừng đề cao việc giáo dục đạo đức, ý thức sống bên cạnh việc dạy kiến thức. Tin rằng, ở trường sẽ còn xuất hiện thêm nhiều tấm gương như học sinh Phùng Phương Dung.

Cô giáo Dương Thị Mai Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đông Lỗ đánh giá: "Phùng Phương Dung ngoan và luôn có ý thức vươn lên trong học tập. Điều đáng quý ở em còn là những việc làm nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống nhưng cho thấy ở em một tâm hồn, nhân cách trong sáng, biết quan tâm tới người khác".

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
    Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024
    Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối nay 17/5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa lớn từ những hành động nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO