"Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
“Bảy chuyện kể Gothic” chính thức hoàn thành năm 1933 nhưng phải đến tháng 5 năm 1934 mới được xuất bản lần đầu tại Mỹ. Ngay từ khi ra mắt công chúng, cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một “cơn sốt” trên văn đàn và đưa tên tuổi tác giả Isak Dinesen trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ XX.
Đúng như tên gọi, tác phẩm “Bảy chuyện kể Gothic” gồm bảy truyện thuộc tiểu loại Gothic – một thể loại hư cấu kết hợp hai yếu tố kinh dị và lãng mạn, phong cách trần thuật ghê rợn, u ám với các chủ đề cấm kỵ như siêu nhiên, hủy diệt cùng hệ thống các nhân vật “bát thường” về tích cách, tâm lý... Qua sự “sao phỏng phong cách Gothic”, Isak Dinesen đã khắc họa các truyện “Những con đường vòng quanh Pisa”, “Lão hiệp sĩ”. “Con khỉ”, “Trận lụt tại Norderney”, “Bữa tối tại Eleinore”, “Những kẻ sống trong mơ” và “Thi nhân” một cách đầy kỳ bí, lắt léo, lãng mạn với lối lể châm biếm, tinh tế cùng nhiều chủ đề khác nhau lấy bối cảnh châu Âu thế XIX.
Điều này đã tạo nên một cuốn sách khá “đồ sộ” gồm 768 trang. Và mỗi khi lật qua một trang sách, độc giả lại được đưa đến một hành trình khám phá mới mẻ, cũng có thể là lạc vào một mê cung, một câu đố, không gian đa chiều, thúc đẩy người đọc phải đi tìm những manh mối ẩn giấu mà lần nào đọc lại, chúng ta lại khám phá những chi tiết, ẩn ý mới.
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy nhận xét: “'Bảy chuyện kể Gothic’ là một tòa kiến trúc ngôn ngữ đồ sộ, bí hiểm, khó vào, tuy chìa khóa được treo ngay ở nhan đề tác phẩm. Gothic là một phong cách kiến trúc tôn giáo rất phổ biến ở châu Âu. Bạn hãy thử nhìn một ngôi nhà thờ đá nặng nề nhưng đã được kiến trúc sư khắc phục cái bản chất ấy của vật liệu để nó như muốn bay lên (thăng thiên).” Tuy nhiên, “cái khó cũng có vẻ đẹp của nó, hơn nữa cái đẹp khó thường là phức hợp của nhiều cái đẹp dễ.”
Điểm đặc biệt là cuốn sách bản tiếng Việt có thêm 10 tranh minh họa đầy ma mị, quyến rũ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sự hấp dẫn thú vị cho người đọc. Đồng thời, dịch giả Nguyễn Tuấn Bình cũng lược dịch thêm phần phân tích 7 truyện từ cuốn sách “Understanding Isak Dinesen” (Để hiểu Dinesen) của nhà phê bình Sysan C. Brantly. Hy vọng sẽ góp thêm một chiếc chìa khóa để bạn đọc không bị lạc lối trong mê lộ của Dinesen./.