Nhiếp ảnh

Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Oai 18/05/2024 08:24

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

2024_05_17danghoa.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Ngày 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024). Dự lễ có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang…

Thừa Thiên Huế vinh dự và tự hào có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, có 4 di tích Quốc gia đặc biệt và nhiều di tích cấp tỉnh lưu niệm về Người. Đây là minh chứng cho khoảng thời gian Người cùng gia đình đã sống, lao động, học tập tại Huế.

Mảnh đất Thừa Thiên Huế đã góp phần nuôi dưỡng lòng yêu nước, hình thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Mừng sinh nhật Bác, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, quyết tâm phấn đấu xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Cùng ngày, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (TP Huế) diễn ra khai mạc triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng”. Triển lãm trưng bày đến người xem gần 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật và 2 tổ hợp trưng bày tập trung vào 4 phần gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng, Thừa Thiên Huế chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ và Âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thông qua triển lãm để khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngợi ca tinh thần đoàn kết, hy sinh quên mình của quân và dân ta, đặc biệt là những đóng góp của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chia lửa cho chiến trường Điện Biên Phủ, tổ chức các phong trào đấu tranh cách mạng giai đoạn Đông Xuân 1953 - 1954.

Các hiện vật được trưng bày gồm bộ sưu tập Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, huy hiệu Kỷ niệm kháng chiến, Lá cờ Quyết chiến quyết thắng - Giải thưởng luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ca uống nước của chiến sĩ Điện Biên có dòng chữ “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”, bộ sưu tập truyền đơn tuyên truyền, vận động cách mạng ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1953 - 1954.

2024_05_17danghoa3.jpg
Khai mạc triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng”.
2024_05_17danghoa4.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tham quan triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng”.
2024_05_17danghoa7.jpg
Những hình ảnh về Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
2024_05_17danghoa6.jpg
Hình ảnh “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng”.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2024
    Đây cũng là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hoá độc đáo của Lạng Sơn tới Nhân dân, du khách trong cả nước và bạn bè quốc tế...
  • Hội Lão khoa đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên “Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi”
    Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Hội nghị khoa học Lão khoa với chủ đề “Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi” và thành lập hội đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO