Nhiếp ảnh

Khai mạc Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”

Huyền Anh 11:25 03/05/2024

Trong hàng nghìn bức ảnh chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại, Ban Tổ chức và gia đình đã lựa chọn ra 70 bức ảnh, tương ứng với 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, có nhiều bức ảnh đã rất đỗi quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng cũng có nhiều bức ảnh lần đầu được công bố.

Sáng ngày 3/5/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, gia đình cố NSNA Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam long trọng tổ chức Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”. Điều đặc biệt trong tất cả 70 bức ảnh của NSNA Triệu Đại được giới thiệu tại triển lãm lần này là đều ghi lại những khoảnh khắc quý giá, tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm (7/5/1954 – 7/5/2024) cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử.

img_7008.jpeg
Triển lãm “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Trong diễn văn khai mạc triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết cho biết, NSNA Triệu Đại là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Ông cũng là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Năm 1947, ông được điều động vào quân đội, đảm nhận công tác phóng viên mặt trận.

NSNA Triệu Đại sinh năm 1920, tại thôn Triều Khúc (xưa gọi là Đơ Thao), xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông học nghề nhiếp ảnh từ những năm 1941 tại Central photo ở Hà Nội. Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc Thành Hà Nội. Khi Pháp trở lại chiếm Hà Nội (1946), ông cùng các đồng chí của mình sơ tán về Đô thị Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây. Ông mở hiệu ảnh "Triệu Đại ảnh quán" và đây cũng là trụ sở nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lê nin và ông là Bí thư Đảng bộ đầu tiên ở Đô thị Vân Đình lúc bấy giờ.

img_7009.jpeg
Nhiều người đến tham quan Triển lãm từ sáng sớm.
img_7015.jpeg

NSNA Triệu Đại là một trong số ít phóng viên được vinh dự tham gia tác nghiệp tại mặt trận Điện Biên Phủ ngay từ những ngày đầu của chiến dịch. Với chiếc máy ảnh Công Tắc, chiến lợi phẩm quân ta thu được của Pháp từ chiến thắng Nà Sản (chiến dịch Tây bắc 1952). Phóng viên Triệu Đại đã dũng cảm băng mình dưới mưa bom, bão đạn của địch, ghi lại hàng trăm khoảnh khắc của bộ đội, dân công hỏa tuyến, nhân dân các dân tộc Tây bắc.

img_7041.jpeg
Một bức ảnh của NSNA Triệu Đại tại Triển lãm.

Trước khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Triệu Đại là phóng viên mặt trận tại Chiến dịch Biên Giới 1950. Ông đã chụp nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử chân thực về chiến dịch biên Giới, chụp ảnh bác Hồ với bộ đội (vì đây là chiến dịch đặc biệt do Hồ Chủ tịch trực tiếp ra trận). Ông chụp ảnh các trận đánh Đông Khê, Thất Khê, tù binh Pháp ra hàng… Ông được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì về công tác nhiếp ảnh tại mặt trên biên giới này. Sau chiến thắng Biên Giới 1950, ông tiếp tục tham gia các chiến dịch lớn khác như: Chiến dịch Hòa Bình năm 1951, chiến dịch Tây Bắc năm 1952... Năm 1953, ông chụp ảnh Bộ Chính trị họp bàn mở chiến dịch Tây Bắc.

Những hình ảnh cảm động và chân thực của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phóng viên mặt trận Triệu Đại ghi lại rất phong phú. Toàn bộ hình ảnh về công tác chuẩn bị chiến trường ở mặt trận Điện Biên Phủ được ông ghi chụp tường tận như mở đường thắng lợi, Công binh làm hầm pháo, Văn công mặt trận, Bộ đội kéo pháo… Đặc biệt các hình ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày trực tiếp chỉ huy chiến dịch.

img_7050.jpeg
Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết đọc diễn văn khai mạc triển lãm.

“Hàng nghìn bức ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ của NSNA Triệu Đại là một tập biên niên sử bằng ảnh rất có giá trị cho các thế hệ mai sau. Triệu Đại là phóng viên duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng. Với những bức ảnh của mình, phóng viên Triệu Đại đã viết lên bộ sử thi bằng ảnh phong phú, quý hiếm về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bộ ảnh chiến tranh duy nhất được ghi chụp từ lúc họp bàn và mở màn chiến dịch cho đến ngày chiến dịch toàn thắng. Những bức ảnh của phóng viên Triệu Đại về chiến thắng Điện Biên Phủ đã đem lại cho ông Giải thưởng Nhà nước đợt một năm 2001”, bà Nguyễn Thị Tuyết khẳng định.

img_7038.jpeg
Một bức ảnh của NSNA Triệu Đại tại triển lãm.

Những bức ảnh về Điện Biên Phủ đã đi vào đời sống xã hội nhiều thế hệ và trở thành biểu tượng của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó không thể không kể đến bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng khi lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của quân ta phất cao trên nóc hầm Đờ Cát đầy kiêu hãnh và tự hào vào chiều ngày 7/5/1954. Bức ảnh lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của NSNA Triệu Đại đã đi vào lịch sử như một mốc son, một biểu tượng chiến thắng chủ nghĩa thực dân của Nhân dân Việt Nam và của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Bảy mươi năm qua, bức ảnh này được sử dụng nhiều nhất, nó trở thành biểu tượng của Điện Biên Phủ huy hoàng.

img_7039.jpeg
Bức ảnh lá cờ “ Quyết chiến, Quyết thắng “ do NSNA Triệu Đại chụp vào chiều ngày 7/5/1954 được trưng bày tại triển lãm.

Từ bức ảnh đầu tiên phóng viên Triệu Đại chụp ngọn cờ bộ đội ta phất cao trên đồi Him Lam, đến bức ảnh cuối cùng bộ đội ta phất cờ trên nóc hầm Đờ Cát là một cuộc hành trình đầy khó khăn gian khổ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trên chiến trường và là sự hy sinh vô bờ bến của biết bao cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến bi hùng này.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, sau 1954, nghệ sỹ nhiếp ảnh Triệu Đại về công tác tại báo "Quân Đội Nhân Dân". Ông vẫn là phóng viên nhiếp ảnh đi chiến trường. Ông đã chụp ảnh tại các chiến trường Vĩnh Linh, Quảng Bình 1965, Quảng Trị 1967, Khe Sanh 1968.

img_7069.jpeg
Bức ảnh chụp về chiến dịch Biên Giới năm 1950 của NSNA Triệu Đại tại Triển lãm.

Tại Khe Sanh, ông chụp được bức ảnh bộ đội đang xung phong vượt qua khói bom rất xuất sắc có tựa đề "Tiến lên giành toàn thắng". Bức ảnh được giải nhất trong triển lãm ảnh “Anh bộ đội” năm 1969.

Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của NSNA Triệu Đại, đặc biệt là với bộ ảnh sử thi về chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đã được truy tặng "Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật" đợt một năm 2001.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: "Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh đó là chiến công của Triệu Đại..."

img_7082.jpeg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” diễn ra từ ngày 3/5/2024 đến hết ngày 12/5/2024 để phục vụ đông đảo du khách và mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô./.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

img_7017.jpeg
img_7012.jpeg
img_7022.jpeg
img_7021.jpeg
img_7033.jpeg
img_7057.jpeg
img_7042.jpeg
img_7033(1).jpeg
img_7034.jpeg
img_7037.jpeg
img_7035.jpeg
Bài liên quan
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO