Nhiếp ảnh

“Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh

Ly Ly 29/04/2024 18:57

Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."

Nguyên vẹn niềm tự hào

Hòa chung không khí cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi rất may mắn khi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với gia đình cố NSNA Triệu Đại, người được tôn vinh là “Người chép sử” phi thường bằng ảnh. Cố nghệ sĩ cũng chính là tác giả của bức ảnh lịch sử Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” phất cao trên nóc hầm De Castrie vào chiều ngày 7/5/1954.

Nguyên vẹn ký ức tự hào về cha, qua lời kể của đạo diễn – NSNA Triệu Tuấn (con trai cả NSNA Triệu Đại) cùng các thành viên trong gia đình đã cuốn chúng tôi trở về bao nhiêu kỷ niệm không thể nào quên về cố NSNA dũng cảm, tài năng, tâm huyết Triệu Đại.

72-nghe-si-nhiep-anh-trieu-dai-1954..jpeg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992).

NSNA Triệu Đại sinh năm 1920, tại thôn Triều Khúc (xưa gọi là Đơ Thao), xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong một gia đình tiểu thương. Ông học nghề nhiếp ảnh từ những năm 1941 tại Central photo ở Hà Nội. Ông thuộc lớp những nhà nhiếp ảnh Cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, Triệu Đại tham gia Thanh niên Cứu quốc thành Hà Nội. Khi Pháp trở lại chiếm Hà Nội (1946), ông cùng các đồng chí của mình sơ tán về Đô thị Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây. Ông mở hiệu ảnh "Triệu Đại ảnh quán" và đây cũng là Trụ sở nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lê nin và ông là Bí thư Đảng bộ đầu tiên ở Đô thị Vân Đình lúc bấy giờ.

Năm 1947, Triệu Đại được điều động vào Quân đội, đảm nhận công tác phóng viên mặt trận. Cũng từ đấy, ông “bén duyên” với nhiếp ảnh chiến trường và theo ông trong suốt chặng đường đời sau này.

c-danh-chiem-don-that-khe-chien-dich-bien-gioi-1950..jpeg
Đánh chiếm đồn Thất Khê, chiến dịch Biên Giới năm 1950. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp

NSNA Triệu Đại là phóng viên mặt trận tại chiến dịch Biên Giới 1950. Ông đã chụp nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử chân thực về Chiến dịch Biên Giới; chụp ảnh các trận đánh Đông Khê, Thất Khê, chụp ảnh hai viên chỉ huy quân Pháp là Lơ-pa và Xác-tông; ông được thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì về công tác nhiếp ảnh tại mặt trận Biên giới này. Ông tiếp tục tham gia các chiến dịch lớn khác như Chiến dịch Hòa Bình năm 1951, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952...

Trầm tư trong giây lát, đạo diễn Triệu Tuấn bộc bạch, cho đến bay giờ, mỗi lần ngắm nhìn những bức ảnh của cha, ông vẫn cảm nhận sâu sắc năng khiếu đặc biệt về nhiếp ảnh của cố nghệ sĩ. Dưới góc chụp của NSNA Triệu Đại, bố cục của tất cả các bức ảnh dường như đều đạt “tỷ lệ vàng” cân đối, hài hòa, “mãn nhãn”; không thừa, không thiếu đến từng centimét.

3-bo-doi-ta-tien-quan-vao-tay-bac..jpeg
Bộ đội ta tiến quân vào Tây Bắc. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.

Được sống những ngày hào hùng cả nước ra mặt trận, tham dự những cuộc hành quân gian nan trong cảnh ngày đêm giặc bắn phá; từng qua biết bao chiến trường, chứng kiến sự chiến đấu đầy gian khổ nhưng rất hào hùng, thậm chí tận mắt chứng kiến nhiều đồng đội “ngã” xuống ngay trước ống kính... đều được NSNA Triệu Đại lưu giữ thần tốc, tài tình, chính xác.

“Lúc sinh thời, cha hay nói với các con cháu rằng, ảnh của Triệu Đại lúc nào cũng khét mùi khói súng, đạn bom và chiến trường; có khoảnh khắc của bộ đội ta dũng cảm tấn công xông lên hay quân lính của địch ra hàng… Đây cũng chính là nét “đặc sản” có một không hai trong những bức ảnh của Triệu Đại. Thông qua những bức ảnh này, người xem cảm thấy rất xúc động trước sự chiến đấu quả cảm của quân và dân ta; các con cháu càng cảm phục trước sự dũng cảm của cha ông mình. Cha đã để lại một kho tàng ảnh lịch sử vô giá về chiến trường nói chung và về chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng cho nhiều thế hệ mai sau. Tài năng về nhiếp ảnh và lòng dũng cảm của cha mãi là tài sản lớn, đã truyền cảm hứng, củng cố bản lĩnh, niềm tin cho các con cháu vượt qua mọi trở ngại khó khăn, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”, đạo diễn Triệu Tuấn cho biết thêm.

Bản hùng ca bằng ảnh về “trận thắng thế kỷ” Điện Biên Phủ

Năm 1953, sau đợt chỉnh quân chính trị, Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, điều động tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhận nhiệm vụ quan trọng này, ông đã khẩn trương lên đường và được người dẫn hành quân theo đường sông núi để vào chiến trường nhanh nhất. Và cuộc chiến đấu của người NSNA trên chiến trường Điện Biên Phủ diễn ra đầy sôi động và nóng bỏng bắt đầu.

Lúc đó, hành trang ra chiến trường của Triệu Đại là một chiếc máy ảnh Leika với ống kính trung bình, vài chục cuộn phim lấy được của địch gói chung với gạo rang chống ẩm.

10-dan-luu-phao-105ly-hung-hau-chuan-bi-ra-chien-truong-dien-bien-phu.jpeg
Dàn lựu pháo 105Ly hùng hậu chuẩn bị ra chiến trường Biện Biên Phủ của quân ta. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, ông đã chụp được khẩu lựu pháo của ta trong hầm khai hỏa phát súng đầu tiên, mở màn chiến dịch. Ông được biên chế vào thê đội một (đơn vị chủ công luôn đi đầu các trận chiến đấu trên chiến trường Điện Biên Phủ). Một vị tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã viết thư tay gửi các đơn vị chiến đấu với nội dung: “Giới thiệu đồng chí Triệu Đại đi với thê đội một để chụp ảnh chiến dịch, các đơn vị cần bảo vệ đồng chí Triệu Đại an toàn lúc thường cũng như lúc chiến đấu”. Và Triệu Đại đã theo các mũi xung kích mặt trận để ghi chụp toàn bộ hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

1-bo-chinh-tri-ban-ke-hoach-chien-dich-dien-bien-phu-topaz-enhance-5x-faceai-sharpen.jpeg
Bộ Chính trị họp bàn Kế hoạch chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.
4-ra-mat-tran-.jpeg
Ra mặt trận. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.

Những hình ảnh cảm động và chân thực của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ghi lại rất phong phú. Toàn bộ hình ảnh về công tác chuẩn bị chiến trường ở mặt trận Điện Biên Phủ được ông ghi chụp tường tận như mở đường thắng lợi, Công binh làm hầm pháo, Văn công mặt trận, Bộ đội kéo pháo; từ cảnh dân quân ra hỏa tuyến đến những cảnh công binh mở đường, kéo pháo và cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ cho các cán bộ chỉ huy mặt trận; từ lúc mở đường cho chiến dịch đến lúc liên hoan mừng chiến thắng… Đó là một cuộc hành trình đầy khó khăn gian khổ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trên chiến trường và là sự hy sinh vô bờ bến của biết bao cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến bi hùng này.

58-co-quyet-chien-quyet-thang-gia-thuong-luan-luu-cua-ho-chu-tich-tung-bay-tren-noc-ham-chi-huy-cua-phap-o-dien-bien-phu-ham-de-castries-quan-ta-toan-thang.jpg
Bức ảnh lịch sử Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" được bộ đội ta phất trên nóc hầm Đờ Cát của NSNA Triệu Đại chụp vào chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.

Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” được bộ đội ta phất cao trên nóc hầm Đờ Cát chiều mồng 7 tháng 5 năm 1954 đầy kiêu hãnh và tự hào. Bức ảnh Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” ấy của Triệu Đại có sức lay động, có sức truyền cảm để cho đến bây giờ, bẩy mươi năm đã trôi qua vẫn có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian, còn mãi trong lòng dân tộc như một kì tích lịch sử. Bức ảnh đã đi vào lịch sử như một mốc son, một biểu tượng chiến thắng chủ nghĩa thực dân của Nhân dân Việt Nam và của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

54-quan-phap-ra-hang-qua-cau-muong-thanh-dien-bien-phu.jpeg
Quân Pháp ra hàng qua cầu Mường Thanh, Điện Biên Phủ. Ảnh: Gia đình cố NSNA cung cấp.

NSNA Chu Chí Thành chia sẻ: “Triệu Đại đã viết lên bộ sử thi bằng ảnh phong phú, quý hiếm về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là bộ ảnh chiến tranh duy nhất được ghi chụp từ lúc mở màn chiến dịch cho đến ngày toàn thắng do một người chụp duy nhất – Nghệ sĩ, chiến sĩ Điện Biên Phủ Triệu Đại. Kho tàng ảnh chống ngoại xâm vô giá về chiến thắng Điện Biên Phủ của Triệu Đại dư tầm vóc sánh ngang vai với bất cứ nhà nhiếp ảnh chiến tranh vĩ đại nào trên thế giới cùng thời với ông”. NSNA Triệu Đại được truy tặng "Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật" đợt một năm 2001. Trong dịp này, đã truy tặng phóng viên ảnh chiến trường Triệu Đại (1920-1992), người chụp bộ ảnh “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, gồm 5 ảnh: “Bác Hồ tặng huy hiệu cho chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh, một trong những chiến sĩ đã bắt sống tướng De Castries ở Điên Biên Phủ”; “Phất cờ trên nóc hầm De Castries”; “Kéo pháo vào trận địa”; “Bộ đội vượt cầu Mường Thanh chiếm chỉ huy sở của De Castries” và “Dẫn giải tù binh Pháp qua Mường Thanh, Điện Biên Phủ”. Triệu Đại là phóng viên duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng.

16-keo-phao-vao-mat-tran-dien-bien-phu..jpeg
Kéo pháo vào trận địa Điện Biên Phủ. Ảnh: Gia đình cố NSNA Triệu Đại cung cấp.

Theo gia đình cố NSNA Triệu Đại thông tin, hiện nay, nhiều bức ảnh của ông được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quân sự và Ban ảnh của báo Thông tấn xã Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” lùi xa cách đây 70 năm và NSNA Triệu Đại cũng đã đi xa, song những bức ảnh về Điện Biên Phủ do ông “chép lại” đã đi vào đời sống xã hội nhiều thế hệ và trở thành biểu tượng còn sống mãi của Chiến Thắng Điện Biên Phủ.

trien-lam.jpg
trienlamx.jpg
Triển lãm ảnh "Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" sẽ diễn ra từ ngày 3-12/5/2024 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Để tri ân những đóng góp của cố NSNA Triệu Đại, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gia đình cố Nghệ sĩ phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”. Triển lãm sẽ trưng bày 70 bức ảnh tương ứng với 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - là những khoảnh khắc quý giá trong chiến dịch Điện Biên Phủ được người phóng viên chiến trường Triệu Đại ghi lại.

Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 3/5/2024 đến hết ngày 12/5/2024.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Trao giải cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương” và viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”
    Tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.
  • Triển lãm ảnh về các di sản Việt Nam qua các thước phim điện ảnh
    Sáng nay 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
  • Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Những bức thư pháp được trưng bày tại triển lãm là những áng thơ văn bất hủ về Thăng Long - Hà Nội và tinh hoa đạo học của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Trần Bá Lãm, Bà huyện Thanh Quan...
  • Đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” – Một dấu son đáng nhớ
    Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” do Le Auction House tổ chức đầu tháng 11/2024 vừa qua đã kết thúc với nhiều kết quả ấn tượng và mang lại tiếng vang lớn trong cộng đồng nghệ thuật. Đây cũng là sự kiện quan trọng của nhà đấu giá nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Quy tụ gần 200 tác phẩm, trước phiên đấu công chúng đã được chiêm ngưỡng tận mắt các sáng tác di sản hội họa của nhiều họa sĩ thành danh tại sự kiện trưng bày “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
“Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO