Tác giả - tác phẩm

Việt Nam thế kỷ 19 qua ghi chép của học giả người Pháp

Yến Ly 06:14 08/04/2023

Theo cổ sử, An Nam là địa danh mà nhà Đường ám chỉ vùng Giao Châu. Và từ đầu thế kỷ 19 trở về trước, An Nam quốc hay Nam quốc cũng là cách mà người Việt Nam tự xưng khi nhắc tới mình. Xứ An Nam dưới thời Nguyễn đã từng như thế nào? Dù đã có nhiều tài liệu khác nhau trong tài liệu sử Việt và sử Trung nhưng qua ghi chép của người Pháp thì sao?

Vương quốc An Nam và dân An Nam là cuốn ký sự du hành của nhà địa lý người Pháp, J. L. Dutreuil de Rhins. Cuốn sách ghi chép lại những quan sát, cảm nhận của tác giả trong 9 tháng sinh sống ở An Nam, làm việc với vua Tự Đức.

Năm 1876, vua Tự Đức đã yêu cầu Pháp gửi 5 thuyền trưởng điều khiển số thuyền chiến mà Pháp tặng An Nam. J. L. Dutreuil de Rhins là một trong số những người được Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp chọn cho nhiệm vụ này. J. L. Dutreuil de Rhins lúc này đã tốt nghiệp Học viện Hải quân và có vài năm kinh nghiệm đi biển đường dài.

storge-12-.png
Cuốn sách "Vương quốc An Nam và dân An Nam"

Cuốn sách gồm 16 chương, được viết theo trình tự thời gian trong hành trình của tác giả, từ lúc J. L. Dutreuil de Rhins đặt chân đến An Nam, từ Hạ Đàng Trong đến Tourane (Đà Nẵng ngày nay), những cảm nhận về đồng bằng và thành Huế, những quan sát và trải nghiệm về các tỉnh miền Trung và dân cư. Rồi lần thứ 2 ở Tourane và những phong tục tập quán. Những chứng kiến trước tài trí của các quan. Cảm nhận và ghi chép về đồn An Nam cuối cùng hay là những trải nghiệm Tết và kỷ niệm về những ngày cuối cùng ở Huế. Bên cạnh đó là những ghi chép về quy định của nhà vua về hải quân An Nam, những trang viết về hiện trạng và tương lai của thương mại Đông Dương phía Đông.

Những ghi chép rất tỉ mỉ của J. L. Dutreuil de Rhins là một cơ sở tham khảo cần thiết cho các nghiên cứu về chính trị, xã hội thời Nguyễn cũng như các đặc điểm địa lý, khí hậu vùng miền như:

“Hạ Đàng Trong, xứ đầm lầy nóng ẩm ngự trị (210 đến 350), không tốt lắm cho sức khỏe; nhưng khi kiều dân có được một tiện nghi nhất định và nhất là tuân theo các nguyên tắc vệ sinh, thì họ sẽ sống tốt như ở các thuộc địa khác vùng gian chí tuyến. Thêm nữa sự quần cư và phúc lợi cũng không ngừng góp phần vào việc cải thiện điều kiện sống. Chắc chắn, người châu Âu không nên nghĩ đến việc bỏ công sức lao động vất vả cả đời trên cánh đồng, nhưng họ có khả năng tốt để điều hành bất kỳ công việc kinh doanh nào, ngay cả nông nghiệp, và điều đó hoàn toàn đủ để Hạ Đàng Trong trở thành một nơi di dân thực sự. Do đó, sẽ thật đáng tiếc nếu ở đây người Châu Âu chỉ tìm cách làm môi giới giữa người sản xuất (người An Nam và người Hoa) và người tiêu dùng – một nơi mà người Hoa độc quyền như những chỗ khác; – bởi vì nguy cơ chúng ta sẽ không bao giờ có được chỗ đứng vững chắc ở xứ sở này.”

“Các quan hạng nhất nhận được 30 quan mỗi tháng (quan có giá trị 1 franc), cộng với hai bộ quần áo mỗi năm (một bằng lụa, một bằng vải) và ba tạ gạo (180 kg) mỗi tháng. Thợ máy hạng nhất nhận được 3 quan và các thủy thủ 2 quan, cộng với nửa tạ gạo mỗi tháng, và mỗi năm một bộ quần áo vải gồm hai áo cộc, quần và thắt lưng; nhưng trên thực tế, họ nhận nhiều đòn roi hơn là tiền bạc.”

Cuốn sách là một tài liệu tham khảo quan trọng và cần thiết cho những khảo cứu về lịch sử nước ta dưới thời Nguyễn, qua góc nhìn và trải nghiệm của học giả người Pháp./.

J. L. Dutreuil de Rhins (1846 - 1894) là nhà địa lý, nhà thám hiểm người Pháp. Ông phục vụ cho Hải quân Pháp với cương vị là một thuyền trưởng đường dài trong các cuộc thám hiểm tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, đồng thời nhận nhiệm vụ khảo sát và vẽ bản đồ. Năm 1894, trong chuyến thám hiểm Thượng Á, ông hy sinh trong một cuộc đụng độ với người bản địa tại Tây Tạng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • "Lời từ biệt bầu trời" – Tự sự của một cựu tiếp viên hàng không
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Lời từ biệt bầu trời" của tác giả Đinh Lê Hương – cựu tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Cuốn tự truyện mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề tiếp viên hàng không qua góc nhìn của người trong cuộc.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam thế kỷ 19 qua ghi chép của học giả người Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO