Tác giả - tác phẩm

“Việt Nam phong tục” và “Cổ học tinh hoa”: Hai cuốn sách làm dày tri thức nền tảng

Yến Ly 14:00 05/03/2023

Là những công trình nghiên cứu, sưu tầm công phu và tỉ mỉ, hai cuốn sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính cùng “Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân mang đến cho độc giả những tri thức về phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc ta cũng như những tinh hoa văn hóa từ ngàn xưa qua các điển tích, điển cố. Mới đây, Omega Plus đã bổ sung hai cuốn sách này vào Tủ sách Đời người, dự án gồm 100 cuốn sách có giá trị trường tồn đã được tinh tuyển.

Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính là cuốn sách tập hợp những bài viết đã được đăng trên Đông Dương tạp chí trong những năm 1913 – 1914, viết về gần 100 phong tục, tập quán điển hình của người Việt. Sách gồm có ba chương: Phong tục trong gia tộc, Phong tục làng xã và Phong tục xã hội nói chung. Qua từng chương, tác giả thể hiện rõ hệ thống các mối quan hệ mà mỗi người đều phải trải qua trong cuộc đời, từ quan hệ anh chị em ruột thịt, họ hàng thân thuộc đến hàng xóm láng giềng trong làng ngoài xã và cao hơn là bổn phận, trách nhiệm của cá nhân với quốc gia, dân tộc.

Mỗi phong tục dù được viết ngắn gọn nhưng đều mang những thông tin thiết yếu, được chắt lọc dưới góc nhìn khách quan và khoa học của một nhà biên khảo hiểu biết sâu rộng. Từ tên gọi, nguồn gốc hình thành cho đến mô tả đặc trưng, cách thức mà phong tục, tập quán đó diễn ra hay sự khác biệt giữa các vùng miền đều được diễn giải cặn kẽ. Bên cạnh đó, tác giả cũng lên tiếng về những tập tục đã trở nên cổ hủ và đánh giá: “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay và bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Cuốn sách được minh họa bằng các bức tranh vẽ tay, khắc mộc, in trên giấy dó, tranh lụa tơ tằm thủy mặc của họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh – những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn 1980 – 1990.

storge-8-.png
Hai cuốn sách “Việt Nam phong tục” và “Cổ học tinh hoa”. Ảnh: Omega Plus.

Cổ học tinh hoa là cuốn sách gồm 250 mẩu chuyện được hai vị học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân tìm kiếm, dịch và biên soạn từ các tích xưa. Các câu chuyện được tinh chọn và dịch lại từ Khổng Tử tập ngữ, Ái Tử Xuân Thu, Hàn Thi ngoại truyện… về những tinh hoa văn hóa, câu chuyện về đạo đức làm người và những chân lý hiển nhiên phù hợp với mọi thời đại.

Các điển tích mang đến những bài học bình dân cho đến những bài học về cách trị nước, đạo làm quan, đạo bề tôi và đạo làm người phù hợp cho mọi đối tượng độc giả tự soi chiếu bản thân.

Với những điển tích ngắn gọn, súc tích thêm phần giải nghĩa ngoài việc cho thấy góc nhìn tân tiến của các học giả, còn giúp độc giả tăng thêm vốn từ tiếng Việt. Cổ học nhưng không xa vời mà lại rất gần gũi, tưởng hàn lâm nhưng lại rất đời thường.

Phan Kế Bính (1875-1921): Biệt hiệu là Bưu Văn (thường ký bút hiệu Liên Hồ Tử dưới các bài thi ca), người làng Thụy Khuê (làng Bưởi) huyện Hoàn Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông thi Hương đỗ cử nhân Hán học năm 1906, nhưng không thích làm quan và đã bước chân vào làng báo từ năm 1907. Ông hưởng ứng phong trào Duy Tân và hoạt động công khai viết sách báo. Ông đã cộng tác cho các tờ “Đăng cổ trùng báo”, “Lục tỉnh tân văn”, “Đông Dương tạp chí”... Phan Kế Bính là một nhà biên khảo và dịch thuật xuất sắc, có công phu sáng tạo và có tư tưởng tiến bộ.

Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942): tự Ôn Như, là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, có lòng say mê đặc biệt với văn hóa, văn học dân tộc. Ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách bằng tiếng Hán, tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ; tham gia biên soạn các sách giáo khoa như “Quốc văn giáo khoa thư”, “Luân lý giáo khoa thư”, “Giáo khoa Văn học An Nam”; xuất bản nhiều sách khảo cứu như “Cổ học tinh hoa”, “Nam thi hợp tuyển”, “Đào nương ca”, “Truyện cổ nước Nam”, “Tục ngữ phong dao”...

Trần Lê Nhân (1887-1975): hiệu Tử An, là nhà Hán học, nhà giáo dục mẫu mực. Ông am tường triết học phương Đông và nghiên cứu cả triết học phương Tây. Ngoài dạy học, ông còn tham gia biên soạn và dịch thuật nhiều cuốn sách giá trị, trong đó tiêu biểu là “Cổ học tinh hoa”, “Hán học danh ngôn”, đều là sách được chọn dùng trong các trường trung học thời bấy giờ.

Tác giả trích dẫn

Bài liên quan
  • Trang phục cung đình Huế trong bộ tranh cổ bị lưu lạc
    Sau hơn 120 năm ra đời và lưu lạc xứ người, bộ tranh quý minh họa trang phục cung đình Huế đầu thế kỷ XX đã được in ấn đẹp mắt và trang trọng theo đúng nguyên bản từ ảnh chụp kỹ thuật số sắc nét của National Gallery Singapore, trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Minh Nhựt – cuốn sách “Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX”, ra mắt độc giả vào tháng 2/2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
“Việt Nam phong tục” và “Cổ học tinh hoa”: Hai cuốn sách làm dày tri thức nền tảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO