Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Vé không khứ hồi

Võ Thị Khánh Hương 15:30 16/07/2024

Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.

nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn-uploads-images-tuandiep-2020-06-09-_hguom1-1-.jpg
Bao nhiêu năm xa Hà Nội, hôm nay lại được đặt chân trên những con phố của ngày xưa ấy, bồi hồi, rưng rưng... (Ảnh: internet)

Con phố Lý Thường Kiệt dài và rộng với hai hàng cây cơm nguội to tướng có từ bao giờ. Nhà tôi ở trong khu tập thể, cách ba cái hầm cá nhân trên vỉa hè là đến khu tập thể nhà nó. Hà Nội với bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có nét đáng yêu riêng. Mùa hạ nóng bức, cả nhà tôi năm người cũng chỉ có mỗi một chiếc quạt tai voi Liên Xô, còn lại toàn là quạt nan. Nhưng với lũ trẻ con thì mùa hạ thật đáng yêu vì không phải đi học. Trưa nắng chang chang tôi với nó chạy ra Bờ Hồ nhặt búp đa ở đền Ngọc Sơn mà thổi. Một ngày chúng tôi chạy chơi không biết bao nhiêu vòng Bờ Hồ, đến lúc về mệt quá mà chỉ đủ tiền mua mỗi một que kem Tràng Tiền, thế là hai đứa mút chung. Rồi những ngày hai đứa nhảy tàu điện leng keng đi khắp nơi, bác soát vé hiền lành toàn cho chúng tôi đi chui. Mùa hè ồn ã với những bản tấu nhạc không ngừng nghỉ của họ hàng nhà ve, với những trò chơi náo nhiệt của trẻ con trong khu mà hai đứa chả bao giờ vắng mặt. Nào là nhảy ngựa, thả đỉa ba ba, trốn tìm, nhảy dây, lò cò... trò nào cũng khiến lũ trẻ con chúng tôi mồ hôi mồ kê đầm đìa nhưng vẫn cười ha hả.

Rồi mùa thu đến, mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Sáng ra những chiếc lá cây cơm nguội rụng xuống như trải một tấm thảm vàng trên con phố. Nắng nhè nhẹ rải trên vỉa hè, gió nhè nhẹ thổi tóc bay bay, mọi thứ khẽ khàng và trong veo. Chúng tôi tựu trường. Năm học đầu tiên của cấp hai ở ngôi trường Ngô Sĩ Liên nằm trên phố Hàm Long. Nó và tôi không còn chạy nhảy tung tăng trên phố Tràng Tiền nữa mà chúng tôi vào hiệu sách, vào phòng trưng bày triển lãm tranh và ngắm nghía những tấm khẩu hiệu giăng trên phố: “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho tiền tuyến”... Chúng tôi không còn chơi những trò trẻ con nữa mà chúng tôi đọc sách. Những quyển dày cộp như “Chiến tranh và hòa bình”, “Ruồi trâu”, “Bất khuất”... và không thể thiếu với thế hệ chúng tôi ngày ấy đó là “Thép đã tôi thế đấy”. Cứ thế lũ trẻ con lớn lên, Hà Nội thanh bình che chở cho chúng tôi.

Rồi cái hanh hanh, se se của mùa thu qua đi lúc nào không biết, mùa của áo bông lại đến. Con phố của chúng tôi mùa hè rộn rã là thế, mùa thu kiêu sa đến vậy, thế mà mùa đông lại trở nên trầm mặc đến nao lòng. Bọn trẻ con chúng tôi không còn túm tụm ngồi tán phét trên vỉa hè nữa. Mới chập tối đường đã vắng, những cơn gió lạnh buốt hun hút thổi. Người lớn trong khu có vẻ trầm hơn, không khí càng như lắng lại. Một buổi tối bố tôi bảo: “Chuẩn bị sẵn sàng, có lệnh là đi sơ tán”. Đất nước chưa thống nhất, bọn trẻ con chúng tôi chưa thể đi bộ đội nhưng rất hiểu chuyện. Đi sơ tán tức là xa bố mẹ và phải tự lập mọi việc. Suốt mấy hôm sau trẻ con vẫn đi học, người lớn vẫn đi làm, hàng xóm sang hỏi thăm nhau: “Đã xong hết chưa ?”, “Rồi ạ”. Hà Nội là thế, bình tĩnh, tự tin, thân ái.

Buổi tối rét, con bạn thân và tôi ngồi dưới gốc cây cơm nguội già, chỗ cột đèn, buồn, không nói. Bố nó và bố tôi làm ở hai cơ quan khác nhau nên hai đứa sẽ phải sơ tán ở hai nơi khác nhau, thế là xa nhau còn gì.

Hồi ấy mỗi nhà trong khu tập thể đều được gắn một chiếc loa nhỏ ở trên tường để nghe tin tức. Lúc ấy đang là đêm, cái loa bỗng rọt rẹt, cả nhà đang ngủ nhổm phắt dậy. Bố tôi lao ngay ra chỗ chiếc loa, dí sát tai vào, mặc dù tôi ở trên giường nghe cũng rất rõ: “Đồng bào chú ý, lệnh sơ tán...” thế là cả nhà vùng dậy. Chỉ một loáng xe ô tô đã đỗ trước cổng khu tập thể. Mùa Đông rét mướt, trời còn tối om, chúng tôi sùm sụp trong những chiếc áo bông, ngồi bên nhau rời khỏi thành phố. Tôi nghĩ: “Không biết con bạn mình đi chưa? Nó đi về đâu?”. Đến khu Cao – Xà - Lá, xe chúng tôi nhập vào một đoàn dài, rồng rắn lên mây, đưa chúng tôi về nơi sơ tán.

Sau mười hai ngày đêm Điện Biên Phủ trên không chúng tôi lại được về Hà Nội, về với bố mẹ. Tôi và nó lại được gặp nhau, mừng hết biết! Hà Nội kiên cường với cuộc sống mới. Người lớn tất bật từ sáng đến tối mịt để dọn dẹp những đống đổ nát, trẻ con lại cắp sách đến trường.

Mùa Xuân đến, mọi thứ hồi sinh. Những cơn mưa phùn nhè nhẹ bay trong gió. Mùi hương của đất, của trời thấm đẫm, nồng nàn. Cảnh vật dịu dàng và mát mẻ. Hà Nội chuẩn bị đón Tết. Một cái Tết còn thiếu thốn rất nhiều, một cái Tết còn ngổn ngang bề bộn, một cái Tết còn đau thương tang tóc nhưng tràn đầy kiêu hãnh hào hùng của Hà Nội. Nó và tôi lượn ra chợ hoa Tết Hàng Lược, những bông hoa thược dược đủ sắc mầu, những bông lay ơn e ấp, những cành đào rung rinh trước gió. Có cả những hàng bán hoa lụa, hoa giấy đẹp như hoa thật. Người bán người mua cứ tíu ta tíu tít, xen vào đấy là những gương mặt hớn hở của trẻ con được bố mẹ cho đi cùng. Chúng tôi không mua gì, chỉ mải mê ngắm thôi. Rồi hai đứa lại lượn về Bờ Hồ xem các bác công nhân trang trí đèn hoa. Đi đến đâu cũng nghe vang vang lời hát “Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng...” được phát trên loa phóng thanh. Không khí hân hoan, rộn ràng sao mà yêu đến vậy. Sau này dù đã đi qua bao nhiêu cái Tết nhưng tôi chẳng thể nào bắt gặp lại được cảm xúc như thế.

Năm tháng qua đi, lũ trẻ ngày xưa giờ mỗi đứa một phương, cô bạn thân của tôi cũng thế, cả chính tôi cũng vậy. Bao nhiêu năm xa Hà Nội, hôm nay lại được đặt chân trên những con phố của ngày xưa ấy, bồi hồi, rưng rưng. Những tia nắng không còn đi thẳng mà nó xuyên qua các ô cửa kính của nhà cao tầng. Mọi thứ không còn bay bổng như xưa nữa. Nhưng Hà Nội vẫn đẹp lung linh, cảm giác thanh bình, chở che còn đó và những ký ức của tôi trong lòng Hà Hội vẫn còn mãi... còn mãi.../.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Võ Thị Khánh Hương. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
(0) Bình luận
  • Ngọn nguồn của một bài thơ
    Ngọn nguồn ấy bắt đầu từ một buổi sáng đi khám bệnh. Sau khi xong việc trở ra, tôi ngồi uống cốc nước chè trước cổng bệnh viện Hòe Nhai.
  • Nem Phùng ăn với lá sung nức tiếng Hà thành
    Tôi quê Kẻ Phùng. Hồi nhỏ tôi được bà ru ngủ bằng câu ca dao bóng bảy mượt mà gợi cho mọi người biết một thắng cảnh đẹp và món ăn nổi tiếng ngon. Nghe mãi tôi thuộc đến tận giờ… Ai lên xứ Lạng cùng anh/ Bõ công bác mẹ sinh thành ra em/ Tay cầm bầu rượu nắm nem/ Mải vui quên hết lời em dặn dò….
  • Thanh âm Hà Nội một lần và mãi mãi
    Chỉ một lần nghe âm thanh ấy lướt qua trong thâm tâm tôi bỗng trỗi lên một niềm tự hào khó tả cảm giác lâng lâng như vỡ oà.
  • Những tấm lưng gánh trĩu mấy mùa hoa
    Chớm thu, Hà Nội còn hừng nắng. Tháng tám phớt ngang hồ vài cơn gió nhẹ, lợn gợn chút sóng nhỏ lẻ quanh bờ. Tôi ngồi thụt dưới mái hiên ngói bạc, nơi có vài ba cái ghế nhựa đỏ lụp xụp của sạp báo. Ngó ngang. Mấy bó cúc họa mi đủ màu đang lọt thỏm trong xô nhựa, đặt sau yên xe đạp của một cô bán hàng. Tím, vàng, hồng nhạt. Từng cụm hoa chen chúc. Có đóa đã nở rộ. Có nụ còn chúm chím hé. Cái xinh tươi của thu Hà Nội như thủng thẳng về trong một góc phố. Bất chợt và bỡ ngỡ chẳng ai kịp ngờ.
  • Thanh âm ngày ấy
    Mẹ là con gái út thứ 5 của một gia đình nghèo sinh sống bằng nghề may vá thuê ở một làng quê ngoại thành Hà Nội. Nếu mẹ không có nhan sắc, không có nước da “trắng như trứng gà bóc”, suối tóc đen dày rủ mượt đến tận gót chân thì có lẽ cha tôi đã không “phải lòng” mà cương quyết “chống lại” quan niệm cổ xưa “môn đăng hậu đối” của ông bà nội để bằng mọi cách cưới hỏi mẹ tôi về làm vợ, làm dâu con trong một gia đình buôn bán đồ gỗ có tiếng giữa phố cổ Tràng An.
  • Hà Nội tiễn biệt Ông - Vị Tổng Bí thư
    Những cơn mưa rào cuối mùa hè xối xả bứt những chiếc lá vàng rơi lảo đảo trong màn nước trắng xoá. Lòng đường ngập nước, nổi lềnh bềnh những bọt nước như những quả sấu trắng va vào nhau nổ toang hoác. Những quả sấu xanh lẫn quả đã chín vàng rơi lăn lóc trên vỉa hè ướt nhẹp. Vùng trời Hà Nội rơi vào không gian buồn thê lương; vương nỗi buồn vào mắt dòng người hối hả, ngược xuôi, tránh cơn mưa táp vào mặt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hơn 2 vạn du khách đến với Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024
    Qua 3 ngày diễn ra (23 – 25/8), Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 đã thu hút trên 2 vạn lượt khách tham quan là người dân Thủ đô, nhân dân cả nước, du khách và bạn bè quốc tế. Lễ hội đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, mục đích đề ra tại Kế hoạch số 123/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 4320/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • [Podcast] Ga Hà Nội: Nốt nhạc đầu của khúc ca khải hoàn Ngày Giải phóng Thủ đô
    Trong 122 năm tồn tại, Ga Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Nơi đây chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, chứng kiến những chuyến tàu đường sắt đầu tiên hiện diện ở Hà Nội, nơi trung chuyển hàng hóa của cả nước và cả trong thời kỳ chiến tranh cũng như khi hòa bình lập lại. Và Ga Hà Nội cũng chính là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp vào sáng 9/10/1954.
  • “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” mang đến nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc
    Tối 25/8, Lễ bế mạc chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã diễn ra với nhiều nội dung hấp dẫn. Sau 3 ngày tổ chức, chương trình đã mang đến nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc.
  • Đề xuất làm cao tốc Hà Nội – Vientiane (Lào)
    Tuyến cao tốc Hà Nội – Vientiane được đề xuất nằm trên địa phận tỉnh Nghệ An với tổng chiều dài khoảng 65 km, nối từ cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đến cửa khẩu Nậm On của Lào, thực hiện trong giai đoạn 2026-2029.
Đừng bỏ lỡ
Vé không khứ hồi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO