Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội mến thương

Trần Xuân Trọng 14:38 09/07/2024

Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.

mua-thu-ha-noi-trong-nhung-buc-anh-tho-mong3.jpg
Tất cả họ đều tự nhiên mà toát lên ít nhiều hồn cốt Hà Nội... (ảnh: internet)

Đâu đó đã mười năm, kể từ ngày tôi cùng bố lên nhập học, đằng đẵng từng ấy thời gian, có biết bao cơ duyên gặp gỡ. Dần dà, tôi cũng quen với nếp sống, suy nghĩ của người Hà Nội. Xin đừng nhầm tưởng “người Hà Nội” tôi nói ở đây là người Hà Nội gốc, có ông, cha, tổ tiên sinh sống trên mảnh đất kinh kỳ. “Người Hà Nội” để lại ấn tượng trong tôi là bất cứ ai đang chọn nơi đây là một phần gắn bó. Ấy là chú xe ôm ngày đầu nhập học tôi gặp ở bến xe, là cô hàng nước bố và tôi ngồi chờ trước cổng trường Đại học Sư phạm, ấy là chị gái bán hoa tươi trên chiếc xe đạp cọc cạch nhuốm màu thời gian, là anh chủ quán cà phê nhạc Trịnh trong một con ngõ nhỏ, ấy còn bao nhiêu người nữa… Tất cả họ đều tự nhiên mà toát lên ít nhiều hồn cốt Hà Nội.

“Ở đâu quen đấy”, mẹ tôi đã từng dạy tôi như thế! Sống lâu trên mảnh đất thân yêu này, thẳm sâu từ trong mỗi người đều sẽ tự nhiên mà nảy mầm những tính cách gần giống nhau. Có lẽ, chính nếp thanh lịch, nhẹ nhàng của xứ Tràng An đã gieo vào trong tâm hồn chúng tôi một thứ gì rất trong trẻo. Giữa cái ồn ào, náo nhiệt, bon chen của cuộc sống, chúng tôi vẫn chọn cho mình cách nghỉ ngơi khi rảnh rỗi “rất Hà Nội”. Đó đơn giản chỉ là thói quen uống trà đá vỉa hè, trà chanh cuối ngõ, hay buổi chiều ngắm hoàng hôn hồ Tây. Thi thoảng được ngày rảnh rỗi cả gia đình cùng nhau lên phố, đi dạo một vòng hồ Gươm rồi chọn một quán thật ngon, vừa ăn vừa cười đùa trò chuyện. Đó có thể là đĩa phở cuốn Ngũ Xã, chả cá Lã Vọng, hay đơn giản chỉ là bát phở bò tái lăn hoặc suất bún chả miếng thơm lừng mà chỉ ở tại vài quán quen mới đúng khẩu vị. Một ngày thức dậy đã trở thành nếp đúng như người sinh ra chính gốc ở đất này. Nhưng đừng ai bảo đó là cái cách ăn tập cho cố giống người Hà Nội gốc. Không phải thế đâu! Chỉ đơn giản vì thói quen ấy, món ăn ấy của Hà Nội đã đạt đến độ làm mê mẩn bất cứ ai lỡ trót thử một lần.

Tháng tư, thời tiết giao mùa bất chợt. Xen giữa cái lạnh còn sót lại của mùa xuân là những tia nắng vàng ấm áp, thi thoảng có một cơn gió nhẹ thổi qua như điểm thêm nét yêu kiều cho thành phố. Trên đường, hoa sấu rụng trắng tinh khôi như phủ một lớp vải mỏng lên Hà Nội dấu yêu. Các bà, các chị rộn ràng diện những bộ đồ đẹp nhất, tay ai nấy đều cầm một bó hoa nhỏ, lặng yên đứng chờ bạn bè chụp cho mình bức ảnh thật thơ. Mấy cô bạn thân của tôi cũng thường xuyên như vậy. Những bận hoa sen rồi lại hoa cúc, có khi là rợp sắc cải vàng, cuối năm thì đào hồng khoe nụ. Mùa nào hoa nấy, người sống ở đây cũng đã quen với việc giữ lại chút hương của mùa bằng một bức ảnh đẹp nao lòng.

Dạo có thời gian, tôi thường ghé quán nước trong con ngõ nhỏ của đường Hồ Tùng Mậu, vẫn chọn quán nước cũ, chỗ ngồi cũ, chào bà chủ quán bằng một thứ giọng thân quen. Đưa hai tay nhận lấy một cốc trà đá vàng tươi rồi thản nhiên ngồi thu mình một góc. Bà chủ cầm báo đọc bằng một cặp kính nặng trĩu, tròn xoe. Được một lúc bà đưa tay gỡ xuống rồi quay qua thản nhiên hỏi: “Dạo này lại gầy đi phải không con?”. “Cuộc sống mà u! Con mới nhận thêm việc về làm!”, tôi nhấp một ngụm nước chè và đáp . “Trời sinh voi, trời sinh cỏ, làm thì cũng phải giữ sức khoẻ! Đừng để như mấy thằng trên đài người ta nói hôm trước!”. Tôi không biết người mà bà chủ hàng nước nói đến là ai nhưng cũng cười rồi dạ vâng mà lòng ấm áp.

Ngoài kia, thành phố đông người nhưng sao thanh bình đến thế! Mấy bác xe ôm trống xe ngả mình ngay trên yên, chiếc mũ che mặt cho khỏi chói nắng, tranh thủ chợp mắt vài phút trước khi bắt đầu ngược xuôi trên từng ngóc ngách “kiếm cơm”. Lim dim một chút thế thôi, chứ khi bắt đầu lăn bánh, các anh, các bác sẽ khác ngay. Tôi vẫn còn nhớ bác xe ôm ngay đầu ngõ chỗ trọ, mới chỉ đi xe bác hai lần mà mỗi lần đi qua bác đều gật đầu chào rất thân thiện. Sau rồi cũng có dịp đi thêm vài chuyến, bác thản nhiên hỏi: “Nay con trai đi đâu?”. Thế rồi xe lăn bánh, đoạn đường có mười lăm phút mà tôi như được trải qua cả một hành trình dài của cuộc đời. Ngồi sau yên xe, nghe bác kể chuyện sao mà “cuốn” quá! Nào chuyện nghề, chuyện đời nhưng hấp dẫn tôi nhất chắc có lẽ là những câu chuyện về Hà Nội. Những con phố bác đi qua đẹp làm sao! Hàng cây bằng lăng đường Hoàng Quốc Việt nở tím khi nào, rồi quán ốc của bà cụ đầu ngõ dùng thứ gia vị gì mà dậy hương thơm lắm! Cứ thế bác nói liên tục mà không thấy dừng. Có lẽ bao nhiêu câu chuyện là bấy nhiêu tài sản trân quý của một “người Hà Nội” ao ước được trưng ra cho người nghe không khỏi xuýt xoa! Và bỗng tôi nhận ra mình quả là một kẻ may mắn!

Vỏn vẹn cũng đã mười năm trôi qua, người đi, kẻ lại như dòng nước chầm chậm chảy về phía trước. Tôi cũng đã chuyển mấy lần trọ. Đến đâu tôi cũng gặp được những người lạ rồi trở thành quen. Tất cả họ vô tình hay đã có sẵn mà phảng phất chút gì đó giống nhau quá! Ở đâu cũng có những bà chủ hàng nước hiền hậu, những chú xe ôm niềm nở, những người thuê cùng xóm trọ nghèo nhưng rất đùm bọc nhau. Họ có thể hay không thể sinh ra ở Hà Nội nhưng họ đã sống với tất cả tình yêu chân thành dành cho tất cả những gì thuộc về nơi đây. Biết bao con người, biết bao câu chuyện, biết bao niềm vui, ấy là biết bao thương mến!

Một buổi chiều Hà Nội, giữa thênh thanh gió, giữa neo nẻo lá bay, chậm rãi nhìn, nghe và cảm nhận. Đâu đó sẽ có thứ gì như nắm níu tôi lại, gọi tôi ngồi xuống, đặt vào tay một ly nước thanh mát, gói gém cho từng chút dịu dàng của hoa, của nhạc, của mùa, của cả chính con người và mảnh đất nơi đây./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Xuân Trọng. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội mến thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO