Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Thành phố và tôi

Hoàng Thúy Vân 20/02/2024 15:07

Tôi được sinh ra ở Nghệ An mười chín tuổi, tôi ra Hà Nội thực hiện đam mê dang dở hồi học cấp hai, tôi học yêu một thành phố mà tôi tương tư suốt thời thơ ấu.

Khi tôi còn trẻ, lý tưởng của tôi là trở thành một người lái tàu, mặc đồng phục và đi bất cứ nơi đâu tôi muốn. Mỗi lần tôi nhìn thấy một chuyến tàu đi vào sân ga ở gần quốc lộ, nhiều người lạ bước xuống, bước ra khỏi nhà ga với mùi hương của những nơi xa xăm: “Khi mình lớn lên, mình sẽ giống như họ, đi thật xa.”, nghĩ về điều đó tôi luôn cảm thấy mình thật hạnh phúc.

hn-va-toi-21.2.jpg
Những kiến trúc cổ như chia tách nhau bằng màu sắc... (ảnh: internet)

Đến Hà Nội lần đầu tiên, tôi ngơ ngác nhìn thế giới bên ngoài qua ô cửa kính xe buýt, có rất nhiều xe máy, hàng hoa ban tím, cây hoàng yến, gánh hàng rong, con đường dài, cây cầu cao tốc, những con cún lông xốp, những tòa nhà cao tầng, mây xanh, cục bưu chính, tiệm in ấn, hòm thư và những hiệu máy ảnh… Những kiến trúc cổ như chia tách nhau bằng màu sắc, vụt ngang qua khiến đôi mắt tôi mù mờ và thiếp đi lúc nào không hay.

Khi lần nữa thức dậy, trời vẫn đương hơi tối nhưng xe đã dừng và ngủ ngoan trong bến như một chú mèo mệt nhoài rúc vào góc bếp. Tôi chợt nhận ra những đồng ngô, ruộng khoai tây và đống lạc phơi khén nắng đã xa vô vàn. Ôm lấy tôi là những trảng xi măng phủ trắng khắp bề, tiếng người la hét và tiếng động cơ xe không lúc nào dứt. Trong những ký ức ban đầu, Hà Nội của tôi là âm thanh của những tiếng còi xe.

Trở về nhà, lúc đi qua chợ, ngó lũ trẻ bán đậu đen, thảo mộc, bánh mì, hạt khô hay táo đỏ nhìn theo chiếc taxi; tôi tự nhiên thấy mình lạ lẫm với một niềm kiêu hãnh bé con đang nhen lên trong lồng ngực. Tôi dòm vào túi bóng đựng mấy hộp bánh cốm, mơ muối và mứt mận đỏ mà hai chị em đã mua về làm quà. Có lúc, tôi nhìn thấy mấy thằng chăn hươu trên cánh đồng ở gần trường tiểu học với một đám khác lóc chóc những cún và diều giấy, tôi cứ tưởng là lũ bạn trong ngõ và muốn gọi to tên chúng. Nhưng đâu nào phải, cô bé "tôi” ôm niềm an ủi sẽ được đón chờ bởi một thứ gì đó gần gũi hơn phía trước và yên lặng suốt cả quãng đường, ngắm những cụ bà tóc quăn đọc sách ngủ quên trước cửa nhà, những cô bé hái hồng xiêm trong vườn, những con ngỗng bơi dọc bờ kênh và mấy thanh niên bá cổ nhau dưới gốc bàng…

Sáu năm sau, tôi chính thức đặt chân tới Hà Nội với tư cách là cô sinh viên trường báo. Thành phố này là điểm giao của những giấc mơ, nơi những người trẻ như chúng tôi, những công nhân như ba tôi… tìm đến với mơ ước được dựng xây cuộc sống trên mười ngón tay, được trở thành ai đó lớn lao trong đời.

Hà Nội của sáu năm sau trong ký ức, tôi vẫn ngồi trong xe bus và nhìn thành phố từ ô cửa sổ, ánh đèn đặc quánh tỏa xuyên sương khói, bụi bặm của ngày đầu thu. Đây là Hà thành, Thủ đô của chúng tôi nhưng không phải là nhà.

Đôi khi, tôi có mơ ước thành phố này sẽ sớm rũ bỏ lớp rong rêu bên ngoài để trở mình là một thành phố Tây phương sầm uất, sôi nổi, hào sảng, khí thế. Nhưng cũng có khi tôi mong mỏi thành phố này mãi mãi thuộc về bóng dáng xưa cũ của nó, là chính nó, là một Hà Nội đậm chất phương Đông. Những lúc như thế, tôi lại cảm thấy bên trong mình như có hai đứa trẻ đang đánh nhau, chúng quần thảo giữa đống hổ lốn của cảm xúc, nỗi nhớ và tri giác, một đứa đòi làm phi hành gia, đứa kia chỉ muốn làm gã điền nông trồng khoai chăn ngỗng…

0059-com-lang-vong-huong-vi-dac-trung-cua-mua-thu-ha-noi.jpg
Thành phố nhỏ, có vô số điều nổi tiếng. Nhưng tôi nhớ nhất hai thứ: gốm Bát Tràng và xôi cốm mùa thu (ảnh: internet)

Vào những ngày đông giá, khi đài phát thanh rỉ rả kể những câu chuyện xấu đẹp đang ươm mầm lòng thành phố, làm sao kể cho hết được nỗi phiền muộn xa vắng mà tiếng những người phát thanh rơi lại, loảng xoảng vỡ trên những con đường bê tông phủ bóng cây ban, bay theo những ống khói, bám vào những chuyến xe bus lang thang theo lộ trình vòng quanh thành phố, từ góc này qua góc nọ hay mốc meo và mọc nấm giữa hàng buổi chiều không ánh nắng. Tôi mê mẩn những thanh âm lặng lẽ chen chân vào những tháng ngày bình yên ấy, như một gã trộm đêm lẻn vào nhà nọ trong một buổi tối không trăng. Âm thanh mang hình dáng gì khi chúng có hình dáng?

Thành phố nhỏ, có vô số điều nổi tiếng. Nhưng tôi nhớ nhất hai thứ: gốm Bát Tràng và xôi cốm mùa thu. Từng hạt nếp xanh được gói bằng lá sen khô, khi mở ra có mùi thơm phức. Cứ đi dọc con đường Xuân Thủy, Lý Thái Tổ thể nào cũng gặp đầy những cụ bà, phụ nữ dưới mái hiên cũ kỹ cuối ngõ, hay chong gánh bên vỉa hè trước những ngôi nhà chất đầy quần áo trẻ con bên những chiếc chõng tre cũ màu nâu sậm phơi nắng, người thì nói cười, người thì chợp mắt, mùi cốm non thơm lừng như rớt lại sau từng gót chân.

Những nghệ sĩ như Văn Cao, Phú Quang, Bùi Xuân Phái… đã dâng tặng thành phố này một vẻ đẹp buồn rầu và cũ kỹ. Từ đó, người ta có thể dễ dàng tận hưởng dư hương, thanh âm, màu sắc của những con ngõ nhỏ, có thể thưởng ngoạn những cây bàng lá xanh, những câu chuyện của nhiều thế hệ lớn lên trên Bắc Việt, về những người đàn bà giấu màn đêm trong mái tóc… chỉ cho chúng ta thấy vẻ đẹp của thành phố ở những nơi mà họ cảm thấy mình là người bản địa lẫn kẻ nhập cư. Hình như, để nhìn rõ diện mạo của thành phố này, chúng ta luôn phải nhìn bằng hai con mắt, con mắt phương Tây và phương Đông, con mắt lịch sử và hiện đại, con mắt của người trong cuộc và ngoài cuộc…

Người ta bảo rằng mỗi thành phố lớn đều cần một nhà văn vĩ đại để viết nên linh hồn và câu chuyện của nó, để thực sự cho phép chúng ta nắm bắt được bản chất của thành phố. Dublin có James Joyce, Istanbul có Orhan Pamuk, Praha có Kafka, Lisbon có Pessoa, Bắc Kinh có Lão Xá, Thượng Hải có Trương Ái Linh… và khi nghĩ về một Hà Nội được xây cất bằng chữ nghĩa, tôi nghĩ tới nhà văn Thạch Lam.

Những cửa tiệm gà rán, tiệm bánh mì, những người thợ sửa xe đạp, những người bán hàng rong, những hiệu sách cũ, quán cà phê, quán bún ốc, chả cá, những người làm con dấu, người bán đồ gốm, cửa hàng băng đĩa, người viết thư tay… và ông nói về cả lăng kính của những người ngoại quốc. Những lăng kính đã trình diện một Hà thành như là nơi cái cũ và cái mới giao thoa, nơi cư dân hãnh diện nhìn thành phố bằng hai con mắt Đông phương và Tây phương. Họ nói về chiến tranh, nghèo khổ, vẻ đẹp của sự điêu tàn… Và những hình dung mà bấy lâu người du khách mơ màng về thành phố của thế kỷ trước là hình hài của một bông lúa cúi rạp, bị đả thương, bị xâm lấn và ngoi ngóp tái sinh lần nữa trong vinh quang.

4.jpg
Chúng tôi yêu một thành phố, chẳng hề vì nơi đó hoàn hảo, mà đơn giản chỉ vì thành phố đó giống như chúng tôi (ảnh: internet)

Ở tuổi đôi mươi, tôi đam mê chụp những bức ảnh đầu tiên về thành phố, nhất là những cung đường quanh khu phố cổ, tôi luôn cảm thấy man mác và tự hỏi rồi thành phố này sẽ bón mớm trong tôi bao nhiêu nỗi buồn. Chúng ta yêu một điều gì đó vì nó khiến chúng ta mỉm cười, nhưng nếu nó khiến ta buồn, vậy ta có còn yêu nó nữa không?

Chúng tôi yêu một thành phố, chẳng hề vì nơi đó hoàn hảo, mà đơn giản chỉ vì thành phố đó giống như chúng tôi, cố gắng, nỗ lực để tiệm cận tới sự hoàn hảo hơn ngày hôm qua một chút. Tôi cảm kích thành phố này giống như lòng cảm kích của tôi cho xứ Nghệ đã vun nắn nên hình hài của tâm hồn chúng tôi./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Thuý Vân. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Khởi động cuộc thi "Viết chữa lành"
    Bài dự thi thuộc thể loại văn xuôi, có độ dài từ 1.500-5.000 chữ, kèm 1 hoặc nhiều hình ảnh minh họa có liên quan về chủ đề viết, kể về hành trình đi qua những tổn thương của bạn và của những người bạn gặp, giúp bạn rung động, thấu hiểu, kết nối để gói ghém đổ vỡ và xoa dịu những chấn thương.
  • Hà Nội triển khai công tác chuẩn bị phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9
    Ngày 27/6, Văn phòng UBND Thành phố ban hành Thông báo số 397/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Tiểu ban Vật chất, hậu cần tại cuộc họp về công tác chuẩn bị phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9.
Đừng bỏ lỡ
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
Thành phố và tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO