Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Làng cổ Đường Lâm: Dòng chảy hòa quyện giữa lịch sử và hiện tại

Phạm Kẩm Hà 15/02/2024 11:07

Nằm cách chừng hơn 40 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, có một ngôi làng cổ dường như nằm ngoài cuộc sống hiện đại, đô thị hóa diễn ra hàng ngày của Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác. Đó là làng cổ Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

1(5).jpg

Ngôi làng này được xây dựng vào thế kỷ 11, có hơn 1,200 năm lịch sử, và vẫn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống từ thời kỳ Trần – Lê, gìn giữ, bảo tồn những di tích lịch sử, kiến trúc cổ kính. Quần thể làng cổ bao gồm 9 thôn, trong đó cổ nhất là các thôn Cam Thịnh (gọi tắt từ Cam Giá Thịnh), Cam Lâm (trước gọi là Cam Tuyền), Đoài Giáp, Đông Sàng và Mông Phụ, các thôn còn lại được lập từ giữa thế kỷ thứ 19. Đây là miền đất lịch sử lâu đời đã sản sinh ra hai vị Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền cùng nhiều người nổi tiếng khác như Thám hoa Giang Văn Minh, Bà chúa Mía (Vương phi của chúa Trịnh Tráng), Thám hoa Kiều Mẫu Hãn. Xứng danh với xưng tụng “Thế hữu hưng ngơi đại” (thời nào cũng có người tài).

Mỗi khi cần tìm sự yên tĩnh, thanh thản trong lòng, tôi lại tạm chia tay với phố phường náo nhiệt, những con đường chật người, xe trung tâm thành phố, về với Đường Lâm. Nơi từ những bước chân đầu đường làng, tôi đã cảm nhận được hồn xưa đất Việt, êm ả, chở che.

Từ xa xưa, làng được xây dựng 5 cổng, một cổng lớn chính và 4 cổng trấn tứ phương. Theo biến động lịch sử, hiện nay chỉ còn lại cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833. Cổng làng Đường Lâm uy nghiêm được xây bằng đá ong, hai cánh làm từ gỗ lim theo hình cánh dế. Trước cổng vào làng, du khách nào cũng sẽ có cảm giác như được chào đón, vừa thân quen lại cũng vừa giữ lễ nghĩa. Cạnh cổng làng là cây đa cổ thụ, tuổi đời chắc cũng đã hơn trăm năm, cao lớn, ngả bóng mát xuống con đường. Trước kia, đây là nơi nghỉ chân của những người nông dân sau giờ làm đồng. Cây đa như người thân, chứng nhân bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu sự kiện lịch sử biến động của ngôi làng.

2(6).jpg

Qua cổng làng, bước chân của du khách sẽ thong thả dạo những con đường được thiết kế theo hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh cũng như thể hiện sự kết nối cộng đồng sâu sắc. Dọc hai bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong, hay gạch mộc. Thỉnh thoảng trùm lên những bức tường cũ xưa mang dấu ấn thời gian là những dàn hoa đua sắc lẫn vào với mầu xanh tươi của hoa lá. Không khí trong lành mát mẻ, hòa quyện quá khứ và hiện tại theo người đi từng bước chân.

Nhà cổ Đường Lâm

3(4).jpg

Trung tâm lưu giữ của “bảo tàng” Đường Lâm là những ngôi nhà cổ với gần 1.000 căn được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850… Nhà cổ xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,… Nhà thường có 5 gian, 2 chái, gian giữa để thờ có bàn thờ, trang trí cửa võng, có bàn ghế, sập gụ với các tích phong cảnh thể hiện nền nếp gia phong của các cụ ngày xưa. Ngoài sân vườn vẫn có giếng đá ong cổ, bình phong và một số ít gia đình còn có ao. Tiêu biểu có nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến, chị Dương Lan, bà Điền, ông Hùng,...

Mỗi ngôi nhà cổ có cửa cổng bằng gỗ dạng vòm 2 cánh làm từ các loại gỗ truyền thống như gỗ lim, gỗ cẩm lai, hay gỗ trắc. Then gỗ, tay nắm được sơn bằng sơn ta mang đến vẻ đẹp mộc mạc, ấm áp.

Bắt gặp nơi đây ở nhà nào cũng là những mái ngói lớn bằng đất nung vốn từ mầu đỏ tươi, đã thâm trầm rêu phong dần theo dòng thời gian hàng trăm năm. Ngói ở đây là ngói ta (ngói mũi) là được xếp thành nhiều lượt dày tới 20cm theo lối vẩy cá. Từ xa xa nhìn thấy những làn khói bếp nhè nhẹ tỏa ra từ những mái ngói ấy, tâm hồn tôi lại rưng rưng cảm xúc.

Nội thất và kết cấu bên trong mỗi ngôi nhà cổ hầu như được giữ nguyên vẹn, với hệ cửa cửa bức bàn, cột gỗ, tủ, sập. Những cột gỗ toàn bộ chạy dọc theo nhà, tạo nên sự cứng cáp và mạnh mẽ cho ngôi nhà. Như mọi miền quê khác, người dân nơi đây cũng đã lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Để rồi trong nhà lại nhiều thêm bằng khen, huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Các ngôi nhà cổ này vẫn đang được các thế hệ hiện nay, sinh sống và gìn giữ. Những ông bà cao tuổi, thong thả hiền từ vừa đơm trầu vừa kể cho du khách nghe những dấu mốc lịch sử xa xưa của làng mình. Quá khứ quanh quẩn và đậm đặc trong không gian ngôi nhà lẫn với mùi trầu thơm.

Cây lựu trong sân

6(3).jpg

Cây lựu thường được trồng ở các khu vườn, sân trước hoặc sân sau của ngôi nhà cổ Đường Lâm tạo không gian xanh mát, tạo điểm nhấn cho kiến trúc cổ kính. Mỗi lần về đây, tôi thường ngồi dưới tán cây, trên đó những quả lựu mầu vàng trĩu xuống bình yên. Thỉnh thoảng những con gió nhẹ đong đưa cành cây, thổi lên mái tóc, làn da, làm cho tôi cảm thấy mình như một thành phần của toàn bộ không gian nơi đây tự bao giờ.

Đường Lâm mùa gặt

5(4).jpg

Mùa gặt làng cổ Đường Lâm mang đến không khí tươi vui, hạnh phúc và đầy nghệ thuật với hình ảnh của những cánh đồng lúa vàng óng ả dọc theo con đường làng cổ.

Mùa thu hoạch vụ chiêm vào tháng 5 là thời điểm tuyệt đẹp nơi đây. Không khí nhộn nhịp rộn ràng từ cánh đồng cho tới những con đường làng, trong mỗi ngôi nhà. Mầu vàng ruộm của lúa, rơm và thóc dưới ánh nắng hè trải dài từ cánh đồng về tới từng sân nhà, sân đình... Trong không gian làng cổ mùa gặt quyến rũ ấy, tôi nhắm mắt để hít hà mùi thơm của cây lúa, của rơm rạ no nắng.

Sau những giờ làm việc vất vả, người nông dân ngồi nghỉ ngơi dưới những bóng cây trên con đường vào làng. Những cô gái thôn quê má đỏ ửng lên vì nắng, miệng cười tươi tinh nghịch trong ngày mùa làm say đắm các chàng trai.

Du khách đến với làng cổ Đường Lâm không chỉ được trải nghiệm không gian yên bình, hòa mình vào không khí bình dị mà còn có cơ hội khám phá lịch sử và văn hóa phong phú của đất nước. Làng cổ Đường Lâm như một bức tranh sống động hòa quyện giữa lịch sử hàng trăm năm với cuộc sống hiện tại.

Tôi thầm mong ước, sự phát triển và nhịp sống đô thị hối hả sẽ tiếp tục không chạm quần thể làng cổ Đường Lâm. Để mỗi lần trở về tôi được chìm trong tâm hồn Việt cội nguồn thuần phác lưu giữ trong từng viên ngói, con đường, từng bức tường đá ong, bậc thềm, cột gỗ,… trong tâm hồn người dân nơi đây./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Kẩm Hà. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội và tôi - một tình yêu trọn vẹn
    Hà Nội chính là tri kỷ khi cùng tôi đi qua những năm tháng thanh xuân vừa vô tư vừa dữ dội, là người thầy dạy cho tôi bài học về cách sống, cách ta kiêu hãnh bước qua mọi khó khăn với trái tim dịu dàng, nhân hậu.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Làng cổ Đường Lâm: Dòng chảy hòa quyện giữa lịch sử và hiện tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO