Văn hóa – Di sản

Tái đề cử sông Hương là di sản cảnh quan văn hóa thế giới

Hương Giang 20:37 10/08/2023

Các chuyên gia kiến nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế sớm có giải pháp xây dựng đô thị di sản trên cơ sở bảo tồn toàn vẹn quần thể di tích cố đô Huế và hoàn thiện hồ sơ tái đề cử sông Hương vào danh mục công nhận di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO.

z4591142902016_6c8269b5e0fd3b4e4928c99526b2acd0.jpg
Sông Hương đoạn chạy qua TP Huế.

Ngày 9/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế”.

Tại hội thảo, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, nằm trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với WIURS và hai bên đã tiến hành nghiên cứu về giá trị, đặc điểm, tiềm năng đặc biệt của cảnh quan văn hóa và môi trường lịch sử - sinh thái tại các lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại 4 khu vực lăng tẩm triều Nguyễn và đặc biệt là khu vực lăng vua Gia Long cùng vùng phụ cận.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nội dung, kết quả nghiên cứu của hai bên về những giá trị, đặc điểm và tiềm năng cảnh quan văn hóa, môi trường lịch sử và cảnh quan di tích dọc lưu vực sông Hương bao gồm việc làm rõ, xác định và điều chỉnh khu vực bảo vệ 1 (vùng lõi), khu vực bảo vệ 2 (vùng đệm) và các vùng chuyển tiếp kết nối các di tích quan trọng để tạo ra các khu vực bảo vệ cảnh quan văn hóa và giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể Di tích Cố đô Huế, bảo đảm bảo tồn hài hòa với mục đích và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản trình bày 10 tham luận, tập trung phân tích, chia sẻ các vấn đề về quản lý vùng đệm và tour nghiên cứu sinh thái tại cảnh quan văn hóa Sơn Thủy. Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế nhìn từ quá trình quy hoạch, xây dựng Kinh đô Huế trong lịch sử. Phân tích về kết nối trực quan của những địa điểm linh thiêng bằng cách sử dụng hệ thống thông tin địa lý và xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ hợp tác. Quy hoạch về môi trường của lăng các vị Hoàng đế thông qua việc giải mã bản đồ minh họa lăng vua Gia Long và lăng vua Minh Mạng. Đánh giá về công nghệ phù hợp được kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với hiện đại hỗ trợ hệ thống quản lý nước tại lăng tẩm của 4 vị vua đầu triều Nguyễn. Thực trạng và vai trò của vùng đệm trong việc quản lý di sản thế giới ở Huế. Bàn về bảo tồn cảnh quan văn hóa trong đô thị Di sản ở Huế. Góp ý về công tác bảo tồn giá trị cảnh quan văn hóa tại Quần thể Di tích Cố đô. Yếu tố phong thủy trong quy hoạch lăng tẩm của các vua triều Nguyễn. Về việc xác lập vùng đệm với sự kết nối vùng lân cận nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế…

Từ trao đổi, thảo luận... các chuyên gia đã kiến nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế cần sớm có giải pháp xây dựng đô thị di sản trên cơ sở bảo tồn toàn vẹn quần thể di tích cố đô Huế và sớm hoàn thiện hồ sơ tái đề cử sông Hương vào danh mục công nhận di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, kết quả hội thảo sẽ bổ sung cho việc nghiên cứu đề án Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xây dựng hồ sơ tái đề cử Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Cảnh quan văn hóa thế giới theo khuyến nghị của UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Tái đề cử sông Hương là di sản cảnh quan văn hóa thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO