Sự kiện & Bình luận

Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập

Thụy Phương 10/06/2023 15:06

Với nhiệm vụ được giao từ ngày đầu thành lập đó là “Từng bước giới thiệu truyền thống văn học nghệ thuật, những giá trị văn hóa của quê hương, thúc đẩy trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong tình hình mới”, trong suốt 40 năm qua, Tạp chí Sông Hương đã từng bước khẳng định vị thế, góp thêm tiếng nói của vùng đất cố đô Huế vào dòng chảy văn học nghệ thuật nước nhà.

Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương đã được tổ chức trọng thể sáng 10/6/2023 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo địa phương; lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế các thời kỳ; đại diện lãnh đạo một số cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; đại diện tạp chí văn nghệ bắc miền Trung và các tạp chí văn nghệ 5 vùng kinh đô xưa và nay; các thế hệ cán bộ, phóng viên Tạp chí Sông Hương cùng đông đảo các văn nghệ sỹ và cộng tác viên thân thiết của tạp chí... 

toan-canh.jpg
Gần 150 đại biểu đã tới dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương.

Tạp chí Sông Hương có quyết định thành lập vào tháng 4 năm 1983 và xuất bản số đầu tiên vào tháng 6 năm 1983. Ngay từ số tạp chí đầu tiên, Sông Hương đã xác định phương châm “phấn đấu là tiếng nói văn hóa, văn nghệ chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.

40 năm kể từ ngày thành lập đến nay, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, Tạp chí Sông Hương luôn phát huy thế mạnh riêng gắn với vai trò của của người lãnh đạo, của Ban Biên tập, giữ vững bản sắc của tờ tạp chí văn học nghệ thuật, văn hóa của vùng đất cố đô Huế; đồng thời không ngừng thay đổi và tiếp nhận nhiều cái mới, nhiều trường phái văn học mới. 

lanh-dao.jpg
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Là tiếng nói của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, là diễn đàn của đội ngũ văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương đã góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống báo chí của tỉnh. Sông Hương không chỉ là nơi để văn nghệ sĩ giới thiệu thành quả sáng tạo, mà còn là nơi tiếp nhận những định hướng sáng tạo và lý luận phê bình văn học nghệ thuật, góp phần nâng cao khả năng tiếp nhận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, văn nghệ của công chúng.

Chặng đường 40 năm trưởng thành và phát triển, từ 2 tháng phát hành 1 số, đến 1 tháng ra 1 số báo, đến nay, Tạp chí đã xuất bản định kỳ và ấn hành thêm số đặc biệt. Với 412 số báo hằng tháng và 49 số đặc biệt, Tạp chí Sông Hương đã trở thành một diễn đàn văn học nghệ thuật uy tín, quy tụ được đội ngũ cộng tác viên tiêu biểu ở hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa và học thuật; thu hút được những cây bút hàng đầu về sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật - văn hóa của tỉnh nhà, của trong và ngoài nước.

phat-bieu.jpg
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương chia sẻ về hành trình 40 năm phát triển của Tạp chí Sông Hương.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên, nhà thơ Lê Vĩnh Thái – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: Trải qua 40 năm, Sông Hương đã từng ở thời kỳ huy hoàng của báo chí in và những ngày khó khăn của báo chí in khi truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội phát triển như vũ bão, đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đưa thông tin đến với người đọc nhanh nhất có thể. Không nằm ngoài dòng chảy chung của sự phát triển đó, trong những năm tới Tạp chí Sông Hương tiếp tục thực hiện các công việc trọng tâm, đó là: Tiếp tục nâng cao nội dung, chất lượng và hình thức; Ứng dụng nền tảng số, tòa soạn hội tụ; xin chủ trương của tỉnh xuất bản thêm Tạp chí Sông Hương điện tử để đưa nhanh thông tin về văn học nghệ thuật, văn hóa Huế đến với bạn đọc và tiếp nhận nhanh nhất thông tin và các trào lưu văn học của thế giới. Bên cạnh đó, Tạp chí sẽ tiếp tục thực hiện mục đích tôn chỉ và sứ mệnh của mình, đổi mới và tiếp nhận sáng tạo mới, nhiều hướng mới về văn học; luôn là diễn đàn văn học nghệ thuật của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, là nơi tin cậy của các cây bút trên mọi miền đất nước.

Đến dự lễ kỷ niệm, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thay mặt lãnh đạo tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật của Tạp chí Sông Hương. Đồng chí Phan Ngọc Thọ đề nghị thời gian tới Tạp chí Sông Hương tiếp tục nỗ lực, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung hình thức, giữ vững uy tín, thương hiệu tạp chí; phát huy hơn nữa để đóng góp tiếng nói của một tờ tạp chí văn học nghệ thuật tỉnh nhà, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

Một số văn nghệ sĩ từng gắn bó với Sông Hương cũng đã xúc động nhắc nhớ những kỷ niệm, niềm tự hào trong quãng thời gian đồng hành cùng Sông Hương đồng thời thời bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển của tạp chí trong thời gian tới.

tang-hoa.jpg
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tặng hoa tri ân các văn nghệ sĩ từng là lãnh đạo Tạp chí Sông Hương.

Đại diện lãnh đạo các tạp chí văn nghệ bắc miền Trung và tạp chí văn nghệ 5 vùng kinh đô xưa và nay trong phát biểu chúc mừng Tạp chí Sông Hương tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập tạp chí cũng bày tỏ sự trân trọng, tự hào trước những thành quả và dấu ấn đáng nhớ mà Sông Hương đã tạo dựng trong suốt 40 năm qua.

Theo nhà báo Phạm Thùy Vinh - Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam: “Nhìn Sông Hương để thấy các bạn thật sự xứng đáng là một dấu ấn, một thương hiệu. Nhìn Sông Hương để thấy các bạn đã làm rất tốt việc lan tỏa văn chương nghệ thuật xứ Huế đến với mọi miền, là nhịp cầu văn hóa của những người yêu Huế. Nhìn Sông Hương để cảm ơn những lãnh đạo tâm huyết của Thừa Thiên Huế, họ đã chung tay vun đắp, sẻ chia và trân trọng một tài sản văn hóa, một địa chỉ văn hóa, một ấn phẩm văn hóa quý báu của quê hương”.

Còn nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội thì khẳng định: “Hành trình 40 năm của Sông Hương đã góp phần vào lịch sử vẻ vang báo chí văn nghệ nói chung, báo chí 5 vùng kinh đô nói riêng, tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Mong rằng trong chặng đường sắp tới Sông Hương sẽ ngày một phát triển hơn, tạo được bản sắc riêng, trở thành nơi trao gửi “đứa con tinh thần” của không chỉ văn nghệ sĩ cố đô mà của cả văn nghệ sĩ trên cả nước”.

trap-bang-khen(1).jpg
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trao bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho lãnh đạo Tạp chí Sông Hương.

Dịp này, tập thể, cán bộ phóng viên của Tạp chí Sông Hương vinh dự được nhận bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nhà báo Việt Nam./.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập, Tạp chí Sông Hương còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: tổ chức triển lãm mỹ thuật “Về miền di sản”; chương trình Thơ - Hội họa với chủ đề “Sông Hương - Một dòng thơ”; tổ chức hội thảo tạp chí văn nghệ 6 tỉnh bắc miền Trung và tạp chí văn nghệ 5 vùng kinh đô xưa và nay với chủ đề “Giữ gìn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa trên tạp chí văn nghệ”.

Bài liên quan
  • Sáng tỏ những giá trị văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh
    Trong bất cứ diện mạo của nền văn học nghệ thuật (VHNT) nào, đóng góp từ các địa phương là rất quan trọng. Riêng với ba vùng đất Hà Nội - Huế - TP.HCM, nơi khởi phát của các trào lưu sáng tác VHNT mang tính chất quốc gia càng đóng vai trò lớn trong dòng chảy VHNT Việt Nam. Hội thảo “Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh trong dòng chảy VHNT Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Huế mới đây đã góp phần làm sáng tỏ điều đó.
(0) Bình luận
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
  • Sớm hoàn thiện Hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 549/TB-VPCP “Kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035”.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Tạp chí Sông Hương tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO