Hà Nội xưa - nay

Sắc màu làng nghề chế tác đá ong Bình Yên

Bảo Nguyên 09/08/2023 19:52

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía Tây Bắc, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) vừa tươi mới lại vừa hoài cổ bởi sắc màu đá ong qua từng nẻo đường làng ngõ xóm. Nơi đây có nghề truyền thống là chế tác đá ong.

Bất cứ ai đến thăm xã Bình Yên đều sẽ không khỏi trầm trồ trước những sản phẩm được chế tác từ đá ong ở đây. Bắt đầu từ bức phù điêu bằng đá ong đề biển hiệu trụ sở UBND xã, rồi đến dãy tượng đá ong tạo hình đàn trâu thong dong giữa vạt cỏ xanh rì: Trâu mẹ thảnh thơi nằm nghỉ nắng, nghé con ngơ ngác quẩn bên chân mẹ…

1.jpg
Biển hiệu và điêu khắc trên phiến đá ong trước cổng UBND xã Bình Yên.
2.jpg
Tượng trâu tạc từ đá ong trước cổng UBND xã Bình Yên.

Và ngay bên cạnh đó, là cặp sư tử được tạc từ đá ong chầu hai bên lối vào Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã. Đá ong càng đổ màu, chất phong sương, hoài cổ càng khiến lòng người bâng khuâng và ngẩn ngơ.

3.jpg
Tượng sư tử tạc từ đá ong trước lối vào lối vào Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã Bình Yên.

Từ đường lớn rẽ vào cổng thôn Yên Mỹ, nổi bật lên trước cánh đồng xanh ngắt là sắc nắng ươm trên tam quan chùa Đại Lợi. 

5.jpg
Tam quan chùa Đại Lợi, thôn Yên Mỹ, xã Bình Yên được xây dựng từ đá ong.

Theo các bà vãi trông chùa thì chùa Đại Lợi vốn có từ lâu đời nhưng trải qua chiến tranh, thời gian đã bị hư hại nhiều. Chùa mới được trùng tu năm 2021, không gian chùa được dựng lại và trau chuốt với nguyên liệu chính là đá ong, bởi bàn tay khéo léo của những người thợ trong vùng. Chính điện được dựng lại trên nền chùa cũ, có hậu điện thờ Mẫu ở phía sau. Và điểm nhấn của điêu khắc mỹ nghệ đá ong trong kiến trúc của chùa phải kể đến đôi tượng rồng trước thềm chính điện.

7.jpg
Chính điện của chùa Đại Lợi, được xây dựng, điêu khắc từ đá ong.

Ở Bình Yên, rẽ vào bất cứ lối ngõ thăm nhà nào hầu như đều sẽ bắt gặp giếng nước gia đình được xây đá ong bao quanh. Và giống như bao giếng nước gia đình trong làng, giếng nước trong chùa Đại Lợi cũng được xây bao bằng đá ong.

6.jpg
Giếng nước được xây đá ong bao quanh trong khuôn viên chùa Đại Lợi.

Giếng nước được xây bao quanh bằng đá ong ở Bình Yên ngoài dáng vuông còn có dáng tròn rất phổ biến:

10.jpg

Ông Văn Mỹ, trưởng thôn Yên Mỹ cho hay: Nghề chế tác đá ong ở Bình Yên có đã lâu đời, cũng đã được mấy thế hệ. Trước đây, hầu như trong đất vườn nhà ai cũng có sẵn đá ong, thế nên nhà nào cũng có tường đá ong và giếng đá ong là vì như thế. “Đình làng tôi cũng mới được tu sửa, tôn tạo năm 2017 và đẹp lắm. Đặc sắc là cặp ông rồng ở cổng đình, do đội điêu khắc đá ong trong vùng làm nên. Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn”, ông Mỹ tự hào.

8.jpg
Nghi môn và tường bao đình làng Yên Mỹ, được xây dựng từ đá ong.
9.jpg
Rồng chầu trước nghi môn đình làng Yên Mỹ, một sản phẩm từ điêu khắc mỹ nghệ đá ong.

Rẽ vào bất cứ đường làng ngõ xóm nào ở Bình Yên cũng có thể gặp những bức tường đá ong. Nếu là công trình mới xây dựng thì vàng ươm tươi rói và nổi bật rõ ràng. Còn những công trình lâu năm thì màu thời gian đã kéo những bức tường về hòa lẫn dưới bóng cây cối.

15.jpg
Một bức tường đá ong bao vườn ở Bình Yên.
16.jpg
Tường và cổng một ngôi nhà ở xã Bình Yên.

Thậm chí, không chỉ là chùa, đình hay nhà thờ họ, bờ tường hộ gia đình mà các nhà hàng ăn uống ở nơi đây còn nhấn nhá điểm tô không gian bằng chính đặc sản quê hương: Từ cổng vào cho đến cụm không gian của nhà hàng, các mái vòm hay tiểu cảnh, đều được xây dựng bằng nguyên liệu chính là đá ong. 

15..jpg

Có thể thấy rằng, đây là một ấn tượng khó quên đối với lữ khách khi ghé thăm đất Bình Yên.

14.jpg

Không chỉ là tạo tác tượng, những nghệ nhân khéo tay trên đất Bình Yên còn dựng nên những bức phù điêu với từng cảnh và vẻ rất riêng.

12.jpg
Một sản phẩm điêu khắc trên đá ong ở Bình Yên.

Anh Nguyễn Đại Lợi, chủ cơ sở sản xuất đá ong Đại Lợi ở thôn Cánh Chủ cho biết: “Đá ong là loại vật chất đặc biệt. Người thợ chế tác, điêu khắc mỹ nghệ trên đá ong mà không khéo léo, không hiểu kết cấu của đá thì sẽ làm hỏng, làm vỡ phiến đá đẹp. Nhất là với các bức phù điêu có khắc đẽo các hình dáng theo yêu cầu. Vì thế, để làm được sản phẩm mỹ nghệ từ chế tác đá ong, tác giả không chỉ là một người thợ khéo tay, mà còn là một người nghệ sĩ, một bậc thầy về điêu khắc và về đá ong”.

11.jpg
Một sản phẩm từ điêu khắc mỹ nghệ đá ong tại cơ sở của anh Nguyễn Đại Lợi.
13.jpg
Một số sản phẩm từ chế tác mỹ nghệ đá ong trong một cơ sở sản xuất đá ong ở xã Bình Yên.

Tuy nhiên, để Bình Yên phát triển làng nghề chế tác đá ong hiện nay là một việc khó. Theo trưởng thôn Yên Mỹ thì các vỉa đá ong được khai thác nơi đây vốn có sẵn trên đất có sở hữu tại địa phương. Và những năm gần đây, đã có một số cơ sở sản xuất đá ong (nhỏ lẻ) trong vùng cũng phải dừng hoạt động. Lý do là vì hết nguồn nguyên liệu. 

18.jpg
Bức phù điêu - bình phong ở đình Sen Trì, xã Bình Yên.
17.jpg
Nắng rót mật tôn sắc màu đá ong trên nghi môn của đình làng ở xã Bình Yên.

Nghề chế tác đá ong chỉ có thể tồn tại trong một quãng thời gian nhất định, vì đặc thù nguyên liệu. Dù vậy, các sản phẩm được chế tác từ đá ong, nhất là các tác phẩm điêu khắc mỹ nghệ từ đá ong mà các nghệ nhân, những người thợ lành nghề đã tạo ra, đã góp phần điểm tô không gian địa phương. Và cũng là nét độc đáo, mang đến cảm giác gần gũi, thân thiện, yên bình trên quê hương Bình Yên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Sắc màu làng nghề chế tác đá ong Bình Yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO