Sự kiện & Bình luận

Quốc hội khóa XV thảo luận về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào thứ ba tuần này

Văn Thiện 10:08 27/05/2024

Hôm nay, 27/5, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc thứ hai, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Thứ ba, ngày 28-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

0200-img-2019022808424820231109192716.jpg

Trong tuần làm việc từ ngày 27/5-31/5, liên quan đến công tác lập pháp, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận về nhiều dự thảo luật quan trọng. Trong đó, Quốc hội dành cả ngày thứ Hai (27/5) để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác khau của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đáng chú ý, thứ ba, ngày 28-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cuối phiên thảo luận, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo luật sẽ phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo dự thảo Luật trình các đại biểu, Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương, 53 điều. Dự thảo Luật quy định rõ Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

Về áp dụng Luật Thủ đô, Điều 4 Dự thảo Luật quy định rõ:

1. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

3. Văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Dự thảo Luật cũng nêu rõ, xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm, thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa, phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thử nghiệm có kiểm soát...

Thứ tư, ngày 29-5, Quốc hội thảo luận về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Thứ năm, ngày 30-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe một số báo cáo quan trọng về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Sau đó, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Thứ sáu, ngày 31-5, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022./.

Bài liên quan
  • Kỳ vọng về “biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô
    Với trục cảnh quan sông Hồng, Thành phố kỳ vọng tạo nên diện mạo mới, biểu tượng phát triển mới của Thủ đô Hà Nội. Đây chính là một trong số nội dung đã được đề cập trong Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chính phủ đánh giá cao sự quyết liệt của Hà Nội trong chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy Đề án 06 Chính phủ
    Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao Thành phố Hà Nội đã nỗ lực, cống hiến trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt thúc đẩy triển khai Đề án 06 Chính phủ một cách rất trách nhiệm, tâm huyết, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo. “Chính phủ cũng hoan nghênh Thành phố đã ra mắt các nền tảng ứng dụng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • [Infographic] iHANOI - đa dạng các chức năng, tiện ích
    iHanoi ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ứng dụng cũng mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống như Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…
  • Độc đáo thơ đố của Phạm Đình Ân
    Nhà thơ Phạm Đình Ân là tác giả thơ trữ tình, phê bình văn học, thơ văn dành cho thiếu nhi... lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp. Riêng viết cho thiếu nhi, ông là một tác giả nổi trội, bền bỉ sáng tác suốt gần 50 năm qua, đạt nhiều thành tựu. “Vui cùng thơ đố” (NXB Phụ nữ, 2023) là tập thơ thứ hai của Phạm Đình Ân về thơ đố, cũng là đầu sách thứ hai mươi của tác giả này dành cho thiếu nhi - không kể 20 tập sách hợp thành ba đầu sách biên soạn.
  • Lan toả giá trị của gia đình trong thế hệ trẻ
    Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.
  • Hà Nội đạt nhiều thành tựu trong thí điểm Đề án 06 Chính phủ, tiến tới nhân rộng cả nước
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính phủ, Tổ công tác triển khai Quyết định 06/QĐ-CP ngày 6/1/2022 về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06 Chính phủ) giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng.
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội khóa XV thảo luận về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào thứ ba tuần này
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO