Sự kiện & Bình luận

Hơn 1.600 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm

Thu Trang 18:19 25/05/2024

Sáng 25/5, tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm (số 6, đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm tổ chức “Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024”.

gv3.jpg
Ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội phát biểu tại phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm.

Ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết: Năm 2024, để đảm bảo được các mục tiêu đề ra, Sở LĐTBXH đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội và các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đến nay toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 100.335 lao động, đạt 60,8% kế hoạch năm.

Gia Lâm với lợi thế là huyện cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, có nhiều tuyến giao thông quan trọng, tốc độ đô thị hóa cao. Huyện cũng đã đạt được hầu hết các tiêu chí quan trọng để trở thành Quận theo chủ trương của Thành phố. Gia Lâm cũng là địa phương có hệ thống làng nghề phát triển như gốm sứ, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán cây giống ăn quả ngắn ngày và lâu năm, cơ kim khí và các khu, cụm công nghiệp... góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

gv2.jpg
Các đại biểu bấm nút khai mạc phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm.

“Trong những năm qua, các chỉ tiêu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện đã được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Nhờ vậy, các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm đều được hoàn thành. Năm 2023, huyện Gia Lâm giải quyết việc làm cho 9.210 lượt người, đạt 111,6% kế hoạch giao. Từ năm 2020 huyện không còn hộ nghèo và từ năm 2023 huyện không còn hộ cận nghèo”, ông Nguyễn Tây Nam cho biết.

Theo Ban tổ chức, có tổng số 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên này, cung cấp 1.644 chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng, xuất khẩu lao động. Trong tổng số 30 doanh nghiệp tham gia, có 17 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 56,7%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Du học - xuất khẩu lao động, sản xuất, may...

Sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng kí tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm năm 2024 phù hợp với nhu cầu tìm việc của người lao động địa phương, tạo điều kiện cho người lao động chưa tìm kiếm được việc làm tại huyện Gia Lâm lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống ngay tại địa phương.

gv1.jpg
Lao động tìm hiểu vị trí việc làm qua ứng dụng của đơn vị, doanh nghiệp.

Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với 691 chỉ tiêu, đạt 42%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật có 580 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 35,3%. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông có 373 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 22,7%.

Có 302 chỉ tiêu mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng trở lên (chiếm 18,4% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng), dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao. Có 414 chỉ tiêu có mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng (chiếm 25,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng), dành cho các vị trí kinh doanh, quản lý, giám sát, trưởng - phó phòng…

Chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên đến 29,6% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng, với 487 chỉ tiêu, dành cho các vị trí việc làm như: Nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên chăm sóc khách hàng, các vị trí lao động phổ thông có tay nghề…

gv4.jpg
30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia phiên này, cung cấp 1.644 chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng, xuất khẩu lao động.

Các chỉ tiêu có mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng có 216 chỉ tiêu (chiếm 13,1% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng), dành cho các vị trí việc làm thời vụ - bán thời gian hoặc dành cho các sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông ở các vị trí công việc tập sự, đơn giản chưa yêu cầu chuyên môn cao.

Còn lại là mức thu nhập thỏa thuận với 225 chỉ tiêu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc…, bảo đảm đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đại hội Chi bộ 5 xã Hồng Kỳ nhiệm kỳ 2025 -2027
    Ngày 14/12, Chi bộ 5, xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã thành công tốt đẹp.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hơn 1.600 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Gia Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO