Quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư tại Hà Nội: Cần sớm khắc phục bất cập

HNM| 13/01/2022 13:44

Hà Nội là địa phương sớm hình thành các khu đô thị mới và phát triển nhanh so với cả nước. Các khu đô thị hình thành đã góp phần tạo lập diện mạo văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng, việc quản lý, vận hành, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng tại nhiều khu đô thị còn tồn tại bất cập, đòi hỏi sớm có chính sách khắc phục, quản lý hiệu quả.
Quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư tại Hà Nội: Cần sớm khắc phục bất cập
Thành phố Hà Nội có 114 khu đô thị, tuy nhiên nhiều chủ đầu tư chưa bàn giao khu vực công cộng cho chính quyền địa phương sau khi kết thúc dự án. Trong ảnh: Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai). Ảnh: Hữu Thắng

Nhiều dự án chưa bàn giao hạ tầng

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố có 114 khu đô thị. Trong đó, có 7 khu diện tích trên 200ha, 28 khu từ 50 đến 200ha, 44 khu từ 20 đến 50ha, 35 khu nhỏ hơn 20ha. Trưởng phòng Nghiên cứu đô thị (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, nhìn chung, việc quản lý hành chính tại các khu đô thị, như thành lập tổ dân phố, ban quản trị... được triển khai nhanh chóng, song quản lý đất đai, bảo trì, sử dụng các không gian công cộng còn tồn tại không ít bất cập. Cụ thể, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 4-1-2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị quy định, chủ đầu tư phải bàn giao khu vực công cộng cho chính quyền địa phương sau khi kết thúc dự án, nhưng rất nhiều dự án chưa bàn giao hoặc chậm bàn giao các công trình, quỹ đất có thể khai thác lợi nhuận (bãi đỗ xe, diện tích kinh doanh dịch vụ). Thống kê sơ bộ, quận Hà Đông có 3/13 dự án mới bàn giao một phần; quận Nam Từ Liêm mới có 10/55 dự án hoàn thành bàn giao.

Tại Khu đô thị mới Đặng Xá (huyện Gia Lâm) do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Viglacera làm chủ đầu tư, mặc dù đã đón dân về ở từ năm 2010, song theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, còn 3 lô đất (tổng diện tích 9.700m2) là công trình công cộng vẫn chưa được đầu tư xây dựng; 10/12 tuyến đường giao thông nội bộ vẫn chưa được hoàn thiện. Từ góc độ địa phương, bà Mai Nguyên Hương, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm cho hay, huyện gặp nhiều vướng mắc trong quản lý tại các khu đô thị, nhất là việc bàn giao hạ tầng. Mặt khác, có khu đô thị quy mô dân số tương đương 3-5 xã, nếu giao 1 xã quản lý thì quá sức, mà nếu chia tách theo ranh giới đất thì không biết phân chia thế nào cho hợp lý. 

Cùng quan điểm, Tổng Thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đỗ Hậu bày tỏ, chính các bất cập trên là nguyên nhân khiến một số khu đô thị, điển hình như Khu đô thị Linh Đàm đã không còn là khu đô thị kiểu mẫu. Đặc biệt, xung đột giữa chủ đầu tư - người dân trong vận hành, khai thác... xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.

Quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư tại Hà Nội: Cần sớm khắc phục bất cập
Một góc Khu đô thị mới Đặng Xá (huyện Gia Lâm). Ảnh: Nguyễn Quang

Đâu là giải pháp?

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Trưởng phòng Nghiên cứu đô thị Nguyễn Thị Diễm Hằng cho rằng, hiện đang có khoảng trống về chính sách như chưa có quy định về quy chế quản lý, quản trị khu đô thị; về quy trình bàn giao hạ tầng dự án khu đô thị cho chính quyền. Nhận thức, năng lực quản lý của các cấp chính quyền còn hạn chế; các tổ chức chính trị - xã hội trong khu đô thị hoạt động chưa hiệu quả...

Theo ông Nguyễn Dư Minh, Phòng Thẩm định dự án (Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng), các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về đối tượng bàn giao khu đô thị (bàn giao giữa chủ đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước hoặc giữa chủ đầu tư với các chủ thể có liên quan là các tổ chức, doanh nghiệp quản lý dịch vụ chuyên nghiệp); nội dung bàn giao gồm những gì, thời điểm bàn giao, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên giao - nhận trước, trong và sau khi bàn giao...

Để vận hành tốt một khu đô thị, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội Bùi Xuân Tùng nêu ý kiến, cần tập trung vào 3 chủ thể quan trọng là cư dân, chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, cần xây dựng khung quy định nêu rõ quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể liên quan; xác định mô hình và hình thức quản lý khu đô thị; trình tự bàn giao công trình, đưa vào sử dụng... Về mô hình quản lý, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, có thể thí điểm áp dụng mô hình ban quản trị hoặc hội đồng quản trị thực hiện vận hành cho cả khu đô thị, với thành phần gồm chủ đầu tư, chính quyền địa phương, cư dân. Các chuyên gia cũng đề nghị sớm hoàn thiện mô hình tổ dân phố, cũng như nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và chủ thể tham gia quản trị, vận hành khu đô thị.

Nhằm khắc phục bất cập trong quản trị, vận hành các khu đô thị trên địa bàn, ngày 17-11-2021, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư”, giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các địa phương thực hiện. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ thông tin, hiện Viện đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư từ phương diện cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giúp thành phố có cơ sở ban hành chính sách hiệu quả; hướng dẫn, quản lý các chủ đầu tư, các ban quản trị trong quá trình vận hành các khu đô thị, xây dựng nếp sống văn minh trong các khu đô thị.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Quản trị, vận hành các khu đô thị sau đầu tư tại Hà Nội: Cần sớm khắc phục bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO