Đến với làng nghề dệt tơ tằm Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội), du khách được tìm hiểu về nghề dệt lụa truyền thống vùng ngoại ô Thủ đô, nơi từng được mệnh danh “thủ phủ dâu tằm” miền Bắc.
Làng nghề dệt Phùng Xá là 1 trong 3 điểm của tour du lịch “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long” cùng với làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), đình Bình Đà (huyện Thanh Oai) vừa được Sở Du lịch Hà Nội công bố, đưa vào khai thác.
Trong nhiều làng nghề dệt tơ tằm truyền thống của Thủ đô, Phùng Xá được coi là cái nôi của nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa với truyền thuyết về công chúa Thiều Hoa, người có công truyền dạy nghề trồng dâu, nuôi tằm cho nhân dân. Người dân Phùng Xá từ xưa đến nay cho tằm ăn với lá dâu tươi, thái theo sợi.
Giai đoạn thịnh vượng nhất của làng nghề Phùng Xá vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Nơi đây từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm” của miền Bắc, với các mặt hàng tơ lụa được xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Những sản phẩm lụa tơ tằm tại Phùng Xá được làm thủ công, đa dạng màu sắc, tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn, với trí tuệ của người thợ dệt. Trải qua thời gian, nghề dệt tơ tằm vẫn được một số hộ gia đình, các nghệ nhân của làng Phùng Xá gìn giữ, phát triển.
Tơ tằm làng Phùng Xá nói riêng trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm nghề phải rất chăm chỉ, kiên nhẫn...Từ việc túc trực nấu kén...đến kéo sợi...se tơ...guồng tơ.Nghệ nhân Phan Thị Thuận theo đuổi nghề từ bé. Năm 2017, nữ nghệ nhân nổi tiếng nhất ở làng nghề Phùng Xá là người đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu làm ra sợi tơ sen và dệt ra lụa tơ sen rất độc đáo.
Nếu như tơ tằm được rút ra từ ruột con tằm, sau đó cho sợi tơ vào máy ươm, nhờ động lực của máy tơ sẽ se vào nhau, thì sợi tơ sen khi dệt hết sức nhẹ nhàng, tạo cảm giác sợi tơ rất mảnh mai, phải nương tựa vào nhau. Khi dệt tơ sen phải đặc biệt chú trọng, từ kết cấu máy dệt làm sao để thật phù hợp.
Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày chỉ làm được 200 - 250 cuống sen. Tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, làng nghề Phùng Xá bước vào cao điểm làm tơ sen.Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Mỗi thân sen sẽ làm ra sợi tơ dài khoảng 100cm.Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút lại và sợi sẽ hỏng hoàn toàn.Người thợ bên khung cửi dệt lụa tơ sen, vẫn với các công đoạn thủ công truyền thống.Sau quá trình tách sợi và làm sạch, tơ được người làm nghề Phùng Xá đưa vào các guồng quay để tạo thành từng bó rồi đem phơi khô.Những bó tơ tằm vàng óng bên khung cửi hoa văn bình gốm cổ tại xưởng sản xuất tơ tằm gia đình nghệ nhân Phan Thị Thuận.Những chiếc khăn quàng dệt từ sợi tơ sen do thợ làng nghề Phùng Xá khéo léo làm nên.Thậm chí người thợ làng Phùng Xá còn dệt nên những tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí, trưng bày, quà lưu niệm... Các sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu đến những thị trường lớn như Nhật, Đức, Bỉ, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út...Cách xa trung tâm Thành phố Hà Nội hơn 40km, tuy nhiên thời gian qua không ít du khách đến tham quan và trải nghiệm các công đoạn sản xuất tơ tằm, tơ sen tại làng nghề Phùng Xá.Với việc vừa được Sở Du lịch Hà Nội chọn là 1 điểm trong tour du lịch “Khám phá con đường di sản Nam Thăng Long” kết nối nội đô với khu vực ngoại thành, làng nghề Phùng Xá hứa hẹn sẽ là điểm đến của nhiều du khách muốn tìm hiểu, khám phá về một trong những vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm” của miền Bắc một thời. Việc nằm trong tuyến du lịch cũng góp phần đánh thức tiềm năng phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống Hà Nội nói chung, Phùng Xá nói riêng./.
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối trung tâm Thủ đô với các địa phương ngoại thành Hà Nội.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Ngày 4-4-2025 (tức ngày 7-3 Âm lịch) tới đây, UBND Quận Long Biên sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng "Di tích lịch sử cấp Thành phố" với hai di tích đình Gia Thượng và đền Rừng. Đây là 2 trong số 17 di tích vừa được UBND TP Hà Nội xếp hạng danh hiệu trên. Cùng với đó là khai mạc lễ hội truyền thống phường Ngọc Thụy
Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động (Bộ Nội vụ) cho rằng, để Luật Thủ đô 2024 thực sự đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng tích cực phụ thuộc rất lớn sự vào cuộc sớm, từ đầu của các bộ, ngành và đặc biệt là các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô.
UBND TP Huế tổ chức Lễ hội điện Huệ Nam tháng 3 Âm lịch và đón nhận bằng ghi danh trở thành Di sản phi vật thể Quốc gia tại Nghinh Lương Đình (quận Phú Xuân, TP Huế).
Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án thí điểm xây dựng hệ thống đa kênh hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp.
Ngày 29/3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi trong khuôn khổ chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ”.