Y tế - Giáo dục

Bé 17 tháng tuổi bị sỏi niệu đạo hiếm gặp

Huy Hoàng 17:30 16/05/2024

Một bé gái 17 tháng tuổi được tán sỏi niệu đạo kích thước lớn thành công nhờ phương pháp nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là một trong những trường hợp em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam có sỏi niệu quản.

Trường hợp đặc biệt trong ngành tiết niệu

Bé N.Q.M.N (sinh năm 2022, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng thường xuyên xoa bụng và quấy khóc nhiều. Do bệnh nhân tuổi còn quá nhỏ, chưa biết diễn tả cảm giác đau nên việc chẩn đoán bệnh ban đầu gặp nhiều khó khăn. Kết quả xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé bị sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 dưới, kích thước viên sỏi lớn tới 4mm.

Ths.BS Trần Quý Dương (Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) - người trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho bé M.N chia sẻ: “Đây là một trong những trường hợp rất đặc biệt trong ngành tiết niệu với tỷ lệ gặp rất hiếm (1/1.000.000) bởi bệnh nhân chỉ hơn 1 tuổi nhưng đã có sỏi tiết niệu kích thước 4mm”.

Do kích thước viên sỏi cực kỳ lớn so với độ tuổi và cấu trúc cơ thể của bé, nên phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc là không phù hợp. Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu và an toàn nhất cho bệnh nhi đó là nội soi tán sỏi ngược dòng bằng năng lượng laser với dụng cụ nội soi chuyên biệt rất nhỏ chỉ dùng cho trẻ em.

Đây là kỹ thuật tiên tiến, xâm lấn tối thiểu, cho phép dễ dàng tiếp cận rồi tán sỏi ra khỏi cơ thể. Ưu điểm nổi bật gồm: phục hồi nhanh, không để lại sẹo, hạn chế tối đa biến chứng hẹp niệu quản hậu phẫu. Phương pháp này hiện được chỉ định rộng rãi cho người lớn; tuy nhiên, ở nhi khoa có ít bệnh viện áp dụng do đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ cực kỳ tinh tế và hệ thống trang thiết bị hiện đại.

Ekip BV Phương Đông đang tán sỏi niệu quản bằng laser cho bé gái 17 tháng tuổi.

Với chuyên môn vững vàng của đội ngũ bác sĩ BV Phương Đông cùng hệ thống máy móc hiện đại trong phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều đã giúp ca mổ nội soi tán sỏi cho bé N.Q.M.N tiến hành thuận lợi, chỉ mất khoảng 30 phút và thời gian gây mê ngắn. Sau khoảng 10 giờ, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe, tiểu được, ăn uống và đi lại bình thường.

Độ tuổi và thể trạng của bệnh nhi chính là điều khó khăn nhất trong ca tán sỏi này.

Lời khuyên từ chuyên gia cho bậc phụ huynh

Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu thường gặp ở người lớn. Ở trẻ em, tỷ lệ bị sỏi tiết niệu rất thấp, do đó, đa số phụ huynh chủ quan với bệnh lý này.

Nguyên nhân thường do môi trường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, di truyền hay dị dạng đường tiết niệu. Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như rối loạn chuyển hóa, toan hóa ống thận,... Nếu không điều trị kịp thời, sỏi có thể gây bít tắc đường lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, để lại các biến chứng như: ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận, suy thận cấp, suy thận mạn,...

Đối với trường hợp bé N.Q.M.N được đánh giá là em bé nhỏ tuổi nhất Việt Nam bị sỏi niệu quản, “Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, rất khó để chỉ ra một nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố dẫn đến kết đọng sỏi có thể do chế độ dinh dưỡng của bé”, Ths.BS Trần Quý Dương cho biết thêm.

Do đó, để tránh nguy cơ tái phát sỏi trong tương lai, bác sĩ cũng đã tư vấn cho gia đình về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, cũng như lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực can thiệp sỏi tiết niệu, bác sĩ Dương cũng đưa thêm một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh để phòng các bệnh lý về sỏi thận, trong đó có sỏi tiết niệu như: Bổ sung lượng canxi cho trẻ phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các thực phẩm giàu canxi; khuyến khích con vui chơi vận động nhiều; đặc biệt là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Ths.BS Trần Quý Dương đã từng điều trị thành công nhiều ca sỏi tiết niệu phức tạp.

Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần lưu ý trẻ có biểu hiện như trẻ dễ kích thích, quấy khóc, ói, la hét mỗi lần đi tiểu cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mở cơ hội, tầm nhìn mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
  • Trung đoàn Thủ đô: Vinh quang ngày trở lại
    Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi dấu một trung đoàn “có một không hai”: đều là những người con Hà Nội, thành lập đầu tiên ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ngay trên chiến lũy Hà Nội; được Bác Hồ trao gửi niềm tin: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa”. Đó chính là Trung đoàn Thủ đô - đơn vị vinh dự được Bác Hồ trao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Thu nhập bình quân của người lao động tăng 176.000 đồng/ người trong quý III
    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý III/2024 là 7,6 triệu đồng, tăng 176.000 đồng so với quý trước...
  • Học sinh Hà Nội xếp thứ 2 toàn đoàn Olympic toán và khoa học quốc tế năm 2024
    Đội tuyển học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic quốc tế IMSO năm 2024 đã đạt thành tích cao nhất từ trước tới nay với 100% học sinh đoạt huy chương và xuất sắc đứng thứ 2 toàn đoàn.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế cả nước tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực
    Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 trên cả nước. Theo đó, GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng của nền kinh tế với tốc độ tăng 11,41%, cao nhất trong 6 năm gần đây, tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
  • "Lịch sử chữ quốc ngữ" đoạt giải Sách hay 2024
    Tác phẩm “Lịch sử chữ quốc ngữ” của tác giả Phạm Thị Kiều Ly vừa xuất sắc đoạt giải Phát hiện mới tại Giải Sách hay 2024, tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho nền xuất bản Việt Nam.
  • Việt Nam đoạt giải thưởng quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa châu Á
    Tại cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” do UNESCO tổ chức tại thành phố Kuching, Sarawak, Malaysia, sinh viên Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải...
  • Ngày ấy... quê hương & chúng tôi
    Quê tôi - thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội xưa có tên là Ngã Tư Đình thuộc tỉnh Hà Tây. Sở dĩ có tên gọi này là bởi khi ấy Ngã Tư Đình có đường thông bốn ngả: phía Bắc ra Hà Nội; phía Nam xuống Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…; phía Tây sang Mỹ Đức vào Hòa Bình; phía Đông tới Thường Tín, vượt sông Hồng đến Hưng Yên... Tuy chỉ là con phố nhỏ nhưng nơi đây vẫn được xem là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Ứng Hòa.
  • Ra mắt tập 14 truyện tranh kinh điển “Tý Quậy”
    Tròn 10 năm kể từ ngày tác giả của bộ truyện tranh “Tý Quậy” đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện. Tập 14 của bộ truyện tranh “Tý Quậy” mà NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc mới là minh chứng.
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
Bé 17 tháng tuổi bị sỏi niệu đạo hiếm gặp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO