Du lịch bốn phương

Phát triển du lịch văn hóa - di sản với thương hiệu di sản Cố đô Huế

Hà Oai 16:22 31/12/2023

Năm 2024 ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế phát triển các loại hình du lịch đa dạng, đặc trưng, khác biệt, đẳng cấp và du lịch văn hóa - di sản là chủ đạo với thương hiệu di sản Cố đô Huế.

1.jpg
Khách du lịch đến tham quan Đại nội Huế.

Trong năm 2023, với sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch sự bùng nổ của lượng du khách quốc tế trở lại thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng, ngành Du lịch cùng các ngành liên quan và các địa phương đã chủ động tham mưu các giải pháp, chính sách hỗ trợ, triển khai nhiều hoạt động trong quản lý, phát triển và quảng bá xúc tiến du lịch. Tổ chức thành công nhiều hoạt động sự kiện trong Festival Huế 2023 được dư luận đánh giá cao, thu hút được sự quan tâm của du khách và cộng đồng.

Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 3,2 triệu lượt (tăng 56% so với năm 2022) và trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 361% so với năm 2022), doanh thu từ du lịch ước đạt 6.606 tỷ đồng và đạt mục tiêu năm 2023 đề ra. Thị trường nhiều khách đến Cố đô Huế là Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Malaysia, Pháp, Anh, Úc, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc.

Du lịch Thừa Thiên - Huế cũng đón nhận một loạt giải thưởng, danh hiệu từ một số tổ chức, tạp chí, kênh thông tin du lịch quốc tế góp phần truyền thông, quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế trong khu vực và toàn cầu, thu hút các thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống và tiềm năng.

Trong năm 2024 và những năm tới, nhằm có sự phát triển xứng tầm trong việc Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có kế hoạch phát triển các loại hình du lịch với sản phẩm đa dạng, đặc trưng, khác biệt, đẳng cấp như văn hóa – di sản, sinh thái và nghỉ dưỡng, biển - đầm phá, vui chơi giải trí và thể thao, chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh, tâm linh, ẩm thực gắn với hoạt động nông nghiệp và sản phẩm OCOP - hội nghị hội thảo. Trong đó du lịch văn hóa – di sản là chủ đạo, chú trọng phát triển du lịch chuyên đề với thương hiệu di sản Cố đô Huế, định vị phân khúc cao cấp với tính chất cung đình, mang đặc trưng riêng, độc đáo.

Phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng chuyển đổi số xanh và bền vững, tăng cường quảng bá truyền thông các sản phẩm du lịch gắn với thương hiệu thành phố Festival, Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài. Năm 2024, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đón khoảng 3,5 - 4 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 60-70% và tổng thu từ du lịch khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng.

Để đạt chỉ tiêu đề ra, ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch chuyên nghiệp, đồng bộ và nâng cao chất lượng điểm đến, tiếp tục xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng, tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp phát triển thương hiệu và đẩy mạnh hợp tác liên kết mở rộng thị trường, dẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh

Theo Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, khu vực châu Á – Thái Bình Dương được xem là đích đến an toàn và Việt Nam là một trong những quốc gia được Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá xếp hạng cao về mức độ an toàn cùng với giá cả chi tiêu phù hợp cho đa phần các phân khúc khách du lịch.

Bài liên quan
  • 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2023. Sự kiện hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo có trong danh sách đề cử, nhưng không lọt top 10 sự kiện tiêu biểu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Phát triển du lịch văn hóa - di sản với thương hiệu di sản Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO