Tác giả - tác phẩm

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với danh xưng “Người lập ngôn cho văn hoá Huế”

Hà Oai 19:48 07/08/2023

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tự nhận mình là “Người ham chơi” nhưng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho văn hoá Huế và tác giả “Ai đã đặt tên cho dòng sông” xứng đáng với danh xưng “Người lập ngôn cho văn hoá Huế”.

z4564230009169_6c661b788fdd7a0d24d84df9a3a83980(1).jpg
Tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tại TP Huế.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (SN 1937 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế - quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) qua đời lúc 2h30 ngày 24/7, hưởng thọ 87 tuổi. Ông tốt nghiệp ban Việt Hán (Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn) và tốt nghiệp cử nhân triết học (Đại học Văn khoa Huế).

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng là Chi hội phó Chi hội Văn nghệ Giải phóng Trị Thiên – Huế, Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên từ 1986 và Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt. Những bút ký lộng lẫy của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tạp chí Cửa Việt do ông sáng lập đã có những đóng góp cho văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia sáng tác đa dạng với thơ, nhàn đàm, bút ký nhưng độc giả vẫn thường nhớ đến như một tác giả độc đáo của thế loại bút ký. Ông là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm, Bản di chúc của cỏ lau, Huế di tích và con người, Lời tạ từ gửi từ một dòng sông… Trong đó, Ai đã đặt tên cho dòng sông được xem là tập bút ký nổi tiếng nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tháng 1/1981.

Tại Đêm thơ nhạc tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tối ngày 31/7, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho biết, "những đóng góp cho văn hoá Huế của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là rất quan trọng và xứng đáng với danh xưng “Người lập ngôn cho văn hoá Huế”".

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc lấy ví dụ, có rất nhiều tác giả viết về sông Hương nhưng phải đến khi bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ra đời người ta mới có dịp nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương một cách trọn vẹn từ nguồn sông ra tới biển với vẻ đẹp của sử thi, của tâm hồn người Huế, của tâm linh… ông là người đầu tiên nói cho mọi người biết sông Hương là “bản trường ca của rừng già", là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức”, “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, là "dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc"....

Ngoài ra, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho biết thêm về đóng góp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cho văn hóa Huế, cụ thể là nhà vườn Huế có từ hàng trăm năm trước nhưng đến khi bút ký “Hoa trái quanh tôi” ra đời người ta mới nhận ra hệ thống văn hoá, hệ thống triết lý của nhà vườn Huế. Ông nhận chân giá trị thiên nhiên Huế trong cuộc sống con người Huế “Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách người Hy Lạp và người La Mã mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hóa để có thể tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong…”

Với thi ca, Hoàng Phủ Ngọc Tường là người trả lại cho thơ không gian cội nguồn đó là NỖI BUỒN viết hoa. Ông tuyên ngôn về “quyền được buồn” của nhà thơ và cũng như ông tự nhận là “Người ham chơi” để tôn xưng cho vẻ đẹp hành trạng của thi nhân.

Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường để lại trong tim người đọc vẻ đẹp của nỗi buồn, “buồn đến đứt ruột”, buồn như thiên sứ, buồn như định mệnh. “Có nhiều khi tôi quá buồn/ Tôi ước mong về ngồi dưới cội cây xưa/… Có nhiều khi tôi quá buồn/ Tôi ước mong chung quanh chỗ tôi ngồi/ Mọc lên nhiều cây cỏ/ Cây xấu hổ đau gì mà rủ lá/ Tôi gập mình trong bóng tôi” (Cỏ, chim sẻ và châu chấu) – nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ về thơ của nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ngày 1/8, đông đảo các văn nghệ sĩ Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng và một số nhà văn, nhà thơ đến từ Hà Nội, TP.HCM đã đưa tiễn vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về nơi an nghỉ tại Nghĩa trang nhân dân phía bắc TP Huế. Nơi yên nghỉ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là khu vực gần chân núi Kim Phụng.

Núi Kim Phụng là nơi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng hoạt động kháng chiến trước đây. Cũng như chia sẻ mới đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết cảm tưởng “Nhớ ngày kháng chiến/ Cùng ngồi trên núi Kim Phụng/ Nhìn về Huế/ Chúng ta nói với nhau/ Mong ngày đất nước thanh bình lại về với Huế... Bây giờ anh chị lại về/ Nghỉ lại trên những dãy đồi ngày xưa/ Ôm mãi giấc mơ thanh bình cho Huế/ Khi lòng mình còn xót xa…”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với danh xưng “Người lập ngôn cho văn hoá Huế”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO