Tác giả - tác phẩm

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Kim Thoa 25/07/2023 21:06

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từ giã cuộc đời ngày 24-7-2023; hưởng thọ 87 tuổi. Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được tổ chức lúc 14h ngày 30-7 đến hết ngày 31-7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế; số 3 Phan Bội Châu, P.Vinh Ninh, TP Huế.

hpnt1-9197.jpg
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Được biết, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị đột quỵ từ năm 1998 và sức khỏe yếu dần. Phải nói, đây là thông tin rất buồn đau với giới hoạt động nghệ thuật khi người vợ của ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng từ biệt cuộc đời ngày 6/7, hưởng thọ 75 tuổi.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho biết, “Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và gia đình sẽ phối  hợp tổ chức lễ tưởng niệm cho vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vào lúc 14h ngày 30/7 đến hết ngày 31/7. Tối ngày 30/7, chúng tôi sẽ tổ chức một đêm thơ để tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường”.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937 tại Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thời niên thiếu, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế năm 1960, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh học tại Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau đó ông quay trở lại Huế và tiếp tục việc học tại Trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Triết học tại ngôi trường này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960-1966, ông dạy tại Trường Quốc học Huế và tham gia tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mỹ, đòi độc lập, thống nhất đất nước. Năm 1966-1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện thoát ly gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ. Ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1978.

Ông viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ. Ông cũng từng nắm giữ nhiều chức vụ: Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình TP.Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 1978, ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của rất nhiều tác phẩm được yêu thích: Về bút ký có: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam, 1980 - 1981); Ai đã đặt tên cho dòng sông (NXB Thuận Hóa, Huế, 1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Hoa trái quanh tôi (1995); Huế - di tích và con người (1995); Ngọn núi ảo ảnh (2000); Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001); Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001); Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005); Miền cỏ thơm (2007); Ai đã đặt tên cho dòng sông, Tinh tuyển bút ký hay nhất (NXB Hội Nhà văn, 2010). Về thơ, các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1992). 

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giành một số giải thưởng và tặng thưởng văn học như Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam cho tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa” (1980 - 1981), tặng thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam cho tác phẩm “Miền gái đẹp” (2001), Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003)…Năm 2007, Hoàng Phủ Ngọc Tường được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giới thiệu 10 truyện ngắn viết về thế giới học đường của nhà văn Tô Hoài
    NXB Kim Đồng vừa "trình làng" bạn đọc tập truyện ngắn “Mực tàu giấy bản” giới thiệu 10 truyện ngắn viết trước năm 1945 của nhà văn Tô Hoài. Ra mắt đúng vào dịp kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài, cuốn sách là một minh chứng cho thấy di sản văn học của nhà văn Tô Hoài vẫn sáng lên bằng chính giá trị cho hôm nay và mai sau.
  • Ra mắt phiên bản mới 2 tác phẩm văn học kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio”
    Hai tác phẩm kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” vừa trở lại với bạn đọc trong diện mạo hoàn toàn mới. Phiên bản mới do NXB Hà Nội kết hợp với Crabit Kidbooks phát hành được chuyển ngữ bởi các dịch giả nổi tiếng Trịnh Lữ và Azura Nguyễn, được minh họa đẹp mắt bởi họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Hồi ký chân thực của một người từng thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ - Hồi ký của một người còn sống” của tác giả của Denise Affonço. Qua lời kể của một người đã từng trải qua những năm tháng địa ngục ở Campuchia, cuốn sách giúp những thế hệ đi sau hiểu hơn về một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, giúp giải phóng đất nướ
  • Thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An
    Trải qua hàng trăm năm với những thăng trầm, biến động của lịch sử, kinh tế, xã hội, thời cuộc, từ một thương cảng từng bị quên lãng Hội An đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự đa sắc trong phong tục tập quán, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống... Cuốn sách “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản góp thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An.
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Hà Nội đồng lòng cùng xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công điện số 05/ CĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 về việc tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng “Công dân Thủ đô số" – iHaNoi.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Huyện Đan Phượng quyết tâm cải thiện chỉ số cải cách hành chính
    UBND huyện Đan Phượng (Thành phố Hà Nội) cho biết, việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) trong năm qua đạt được các kết quả nổi bật, nhiều trục tiêu chí được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, một số trục tiêu chí chưa đạt kết quả như mong muốn. Chính vì thế, huyện Đan Phượng quyết tâm, nỗ lực cải thiện chỉ số CCHC năm 2024 với 7 nhiệm vụ trọng tâm.
  • 228 tác phẩm vào Vòng Chung khảo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI
    Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI, năm 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 14-7. Đây là hoạt động nghiệp vụ của ngành phát thanh Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, nhằm phát hiện, tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc của những người làm báo phát thanh cả nước. Liên hoan cũng là cơ hội để các nhà báo, biên tập viên, phóng viên giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO