Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hoa lề phố - Phố hoa lệ

Phạm Linh Nhi 11:28 09/05/2024

Năm chồng lên năm, mùa vắt sang mùa, xuân hạ thu đông “chùng chình” dắt tay nhau bước đi làm nên bức tranh Hà Nội chuyển mình thơ mộng. Nhưng người ta còn một đơn vị nữa để đong đếm thời gian đi qua thành phố hoa lệ - hoa bên lề phố.

nhung-ganh-hang-rong-ha-noi-mytour-9.jpg
Có những gánh hoa rong chở cả mùa xuân trên khắp nẻo các thành phố Hà Nội... (ảnh: internet)

Hà Nội trong thời kì đổi mới như cô thiếu nữ đon đả làm duyên, làm dáng, làm cái dịu dàng mà làm cái đỏng đảnh, xong cũng đằm thắm thướt tha khiến bao người xao xuyến. Tháng năm lặng lờ qua đi, cô vẫn giữ mãi “cái trâm cài tóc” quý giá của mình là những đóa hoa điểm xuyết cho “mái tóc” Thủ đô hoa lệ.

Những bó hoa tươi thắm, những gương mặt nhễ nhại mồ hôi mà vẫn nở nụ cười, có những gánh hoa rong chở cả mùa xuân trên khắp nẻo các thành phố Hà Nội. Mỗi lần đi qua những gánh hoa rong, lòng ta lại bình yên đến lạ. Có lẽ, vì sức sống của những bông hoa luôn có sức lan tỏa đến những tâm hồn chai sạn vì vòng xoáy cơm áo gạo tiền. Có lẽ, những gánh hoa rong đi đều đều, đều đều trên phố mang cái nhẹ nhàng, cái thanh thản, cái đẹp và cái hương đi khắp Hà Nội, cho Hà Nội thêm xinh đẹp yêu kiều lại thêm ý tứ sâu xa.

Còn nhớ độ xuân về, những bông hoa đẹp nhất quy tụ về một điểm để bung sắc, đó chính là Hồ Gươm. Hồ Gươm như hóa thành một sân khấu lớn cho các “hoa hậu” hoa hướng dương, hoa thược dược, hoa ly, hoa hồng đua nhau tranh sắc khoe tài. Ấy vậy nhưng tất cả hào quang đều nhường lại cho hoa đào và hoa mai khi các cô ấy xuất hiện. Hoa đào phải chọn cành nhiều lộc lá và hoa còn nhiều nụ để đến độ mùng một, mùng hai khách đến khai xuân còn khen “Đào nhà bác nở đẹp nhỉ?”. Hoa mai thì chọn loại trong chậu gỗ cắt tỉa nghệ thuật hay chọn một cành mang về cắm lọ đều đẹp, vì cái vàng của hoa mai đặt ở đâu thì đều hút ánh nhìn như một vầng thái dương nhỏ tỏa sáng cho cả căn phòng. Nếu ví hoa đào là Thúy Kiều vì sự “nghiêng nước nghiêng thành”, tỏa rạng nổi bật khắp chốn thì hoa mai như nàng Thúy Vân nhẹ nhàng, thanh tao mà vẫn quý phái, sang trọng. Hai cô nàng đọ sắc khoe tài nhưng nếu cùng được bày trong nhà thì quả thật không khí Tết ngập tràn khắp không gian.

Hè sang và những cây phượng vĩ lại đỏ lừng cả một dãy phố hay rực cháy cả một góc sân trường. Từng bông hoa nở bung ra, đón lấy cái nắng hạ gay gắt để biến thành những chiếc váy của vũ công nhảy những điệu Latin nóng bỏng. Cái màu đỏ ấy không hề mát mắt, nhưng nó biểu hiện cho nhựa sống tràn trề của tuổi trẻ. Sở dĩ bảo hoa phượng gắn liền với tuổi học trò là vì lẽ đó. Khi trưởng thành hơn một chút, con người ta có xu hướng tìm về với những loài hoa dịu dàng, thanh thoát như hoa ly, hay như những búp sen Tây Hồ. Vậy nên, hoa phượng chính là tiếng nói của thanh xuân, là tiếng reo vui của lũ trẻ con khi gỡ bỏ áo đồng phục và chuẩn bị cho mùa hè thú vị của mình, là tiếng ve kêu râm ran chẳng ngơi nghỉ ngày này qua ngày nọ, là màu nắng màu gió và màu của những tán cây xanh rì. Hoa phượng kẹp trong cuốn lưu bút của cô nữ sinh nào đến nay cũng đã được chục năm..

Bỗng nồng nàn hương hoa sữa ngào ngạt khắp không gian, là ta biết đã đến độ “sang thu”. Cái mùi ngây ngấy, ngạt ngào mà người ta những tưởng nếu vắt hoa sữa ra là có thể có sữa thật, cái dư vị ngọt ngào quyện vào từng góc phố, vấn vít quanh chiếc áo sơ mi của những nhân viên công sở bận rộn đứng chờ xe buýt hay vương trên mái tóc của cô gái nào xin một nhành hoa chụp ảnh. Hoa sữa xuất hiện lúc độ thời gian một năm đang đi sang dốc bên kia, có chút man mác buồn và chút u sầu ảm đạm. Như thể cái gió heo may có thể làm lòng con người ta xao động nhè nhẹ, hoài niệm về những điều đã cũ rồi buồn vẩn vơ. Nhưng chỉ cần một làn gió mang hương hoa sữa đến, mọi phiền muộn như đè nén lại, nhỏ nhặt hơn và biến đi mất.

Thiên nhiên chẳng bỏ rơi mùa nào, nên dù mùa đông không được nhớ đến như một bản nhạc sôi động như mùa xuân, đó lại là một bản giao hưởng trầm lắng với cúc họa mi tinh khôi, dã quỳ rực rỡ và cẩm tú cầu lay động lòng người. Cứ thế một năm lại lặng lờ trôi qua, những bông hoa dù sớm nở tối tàn, dù chỉ có sắc chứ chẳng có hương hay có những loài được ưu ái cả hai, vẫn luôn là điểm nhìn thích mắt của người dân Hà Nội, là món “phụ kiện” chẳng bao giờ lỗi mốt của phụ nữ hay thuần là hoa lề phố trên những con phố hoa lệ./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Linh Nhi. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Hoa lề phố - Phố hoa lệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO