Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Khi viết về Hà Nội…

Phạm Linh Nhi 17:21 08/05/2024

Khi viết về Hà Nội, người ta không viết, người ta cảm nhận. Khi viết về Hà Nội, chữ Hà Nội nghe thật thân thương và trìu mến, như bầu không khí quanh ta, như cơn mưa thất thường mùa hạ, như mẹ, như cha và như tất cả.

1.jpg
Ảnh: Pintersest

Khi viết về Hà Nội mà người ta đang ở trong chính Hà Nội, người ta dường như ngồi đơ ra, trầm lặng và chìm lắng vào một thế giới khác, như một không gian song song với hiện thực để thâu tóm tất thảy những ký ức nhỏ nhặn, để nhào nặn thành cái riêng, mong sao thổi được hồn vào con chữ cho thỏa nỗi lòng này.

Cảm giác thật mông lung và vô định ở cái tuổi 17 chênh vênh, tưởng như hiểu sự đời mà biết mình chẳng hiểu gì đâu, cũng như ở Hà Nội lâu mà vẫn chẳng thể biết hết những quán café ngon, những đường tắt giờ tan tầm cho khỏi tắc đường hay những quán phở không biển hiệu mà vẫn nườm nượp khách. Tôi yêu Hà Nội vì tôi sẽ mãi không khám phá hết được những điều bí ẩn của Hà Nội.

Yêu những con phố Hà Nội trải dài tít tắp với những cái tên mang đậm chất lịch sử. Ông Lê Kiên Thành, con của cụ Lê Duẩn, từng xúc động, nghẹn ngào mà nói rằng đường mang tên bố ông được đặt gần nhà ga Hà Nội, là nơi mà lớp lớp thế hệ bộ đội đã vào miền Nam chiến đấu. Đường Lê Duẩn hướng về phía đường Giải Phóng – con đường Nam tiến ở cửa ngõ Thủ đô. Một Lê Duẩn nặng lòng với đất nước, một Lê Duẩn đưa đất nước tới hai chữ Giải Phóng viết hoa.

Yêu những lời thì thầm, tâm tình của những người dân Hà Nội về chuyện xưa. Những câu chuyện cũ đi kèm với những cốc trà đá, những bàn cờ tướng trên những chiếc bàn xanh, những quán xá dù trong cùng ngõ hẻm hay ngay cạnh bờ hồ, đều mang những hơi thở hoài niệm của quá khứ. Yêu Hà Nội thì phải yêu cả những câu chuyện tủn mủn như thế: “Hồi xưa tôi sang Liên Xô thèm phở quá, nhưng xung quanh tuyết một màu trắng xóa thì lấy đâu ra phở mà ăn?”, “Xưa thời theo đuổi bà nhà tôi phải đi xe lên mua bát phở Thìn cho bà, xong mua về thì bà kêu thèm ăn bún riêu với trứng vịt lộn”. Chẳng trách mà người ta bảo cứ sống cho hết đời tuổi trẻ, để sang bên kia sườn dốc của cuộc đời ta có thứ để gặm nhấm, để thương.

Yêu cái gì, cái gì cũng yêu. Yêu ngôi trường mà cả chị cả em học vẫn đều một màu vàng nguyên sơ và cổ kính như thế, dâng lên sự hoài niệm vô bờ bến cho bất cứ cô nàng cậu trai nào quay trở lại thăm trường. Khi nói yêu Hà Nội vì tất cả những gì đã đi qua cuộc đời mình thì không thể không nói đến việc, tình yêu đấy sẽ chẳng bao giờ phai nhạt dù Hà Nội có đổi thay. Vì không chỉ có Hà Nội “lớn lên”, những người con của Hà Nội cũng trưởng thành theo năm tháng, vì thay đổi không có nghĩa sẽ mất chất cũ, mà là tôn vinh giá trị cũ và tiếp thu thêm tinh hoa mới, và sẽ là một Hà Nội – cổ kính và hiện đại, sầm uất và yên bình, tương lai và quá khứ giao thoa khi chúng ta viết về Hà Nội…

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Linh Nhi. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
(0) Bình luận
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
  • Mùa hoa bằng lăng Hà Nội
    Tôi yêu mùa hoa bằng lăng Hà Nội, yêu màu tím dịu dàng của bằng lăng. Màu hoa đẹp và lãng mạn đã làm dịu đi cái nắng chói chang của mùa hạ. Màu tím của bằng lăng cũng điểm tô cho phố phường Hà Nội có nét đẹp rất riêng. Tôi đã từng say đắm ngắm những cành bằng lăng qua ô cửa. Những cành hoa tím mộng mơ in trên những tòa nhà tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Ươm mầm” đảng viên trẻ góp phần tạo những tấm gương sáng cổ vũ phong trào thanh niên
    Nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trường THPT Đông Đô (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 học sinh ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
  • Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu Vĩnh Tuy 2 bị ngập nước
    Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và có xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Đừng bỏ lỡ
Khi viết về Hà Nội…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO