Y tế - Giáo dục

Hàng nghìn học sinh được giáo dục di sản, văn hóa và nghệ thuật truyền thống

Hà Oai 04/11/2023 17:15

Các điểm di tích Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón hàng nghìn học sinh đến tham quan, tìm hiểu học tập thực tế… để thúc đẩy việc giáo dục di sản - văn hóa - nghệ thuật truyền thống trong học đường.

3.jpg
Các em học sinh lớp 5/2 Trường Tiểu học Quang Trung tham gia hoạt động giáo dục di sản tại lăng vua Tự Đức (ảnh: T.V).

Theo đó, vào ngày 2/10, các em học sinh lớp 5/2 Trường Tiểu học Quang Trung (TP Huế) mặc trang phục áo dài ngũ thân truyền thống Việt Nam tham gia hoạt động giáo dục di sản tại lăng vua Tự Đức (TP Huế). Tại lăng vua Tự Đức, 38 em học sinh được nghe thuyết minh về di sản, về 13 vua triều Nguyễn, lăng vua Tự Đức và những di sản của Huế được UNESCO công nhận.

Để bồi đắp cho các em học sinh cảm xúc và tình yêu với di sản, Cô Trương Thị Tường Vy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 Trường tiểu học Quang Trung (TP Huế) đã chia lớp 5/2 thành 4 nhóm tìm hiểu về Xung Khiêm tạ, Hòa Khiêm điện, Lương Khiêm điện, Bi đình theo ý tưởng của các em học sinh từ trước và cuối cùng là các em viết cảm xúc của mình sau chuyến đi.

Trao đổi với PV Tạp chí Người Hà Nội, cô Trương Thị Tường Vy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 Trường tiểu học Quang Trung (TP Huế) cho biết, việc cho các em học sinh tham gia hoạt động giáo dục di sản tại lăng vua Tự Đức là một hoạt động trải nghiệm mà Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Huế kí kết với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để đưa giáo dục di sản vào học đường. “Giáo dục di sản ko phải chỉ ngồi trên ghế nhà trường để quan sát tranh ảnh hay chỉ nghe lời thầy cô giáo giảng mà các em học sinh cần được tận mắt nhìn thấy, cần được đặt chân đến đó hay chạm tay vào từng viên đá nhỏ để các em có thể tự mình trả lời các câu hỏi như “Vì sao có những di sản này ? hay “Nguồn cội của mình ở đâu ?” và từ đó bồi đắp cho các em những cảm xúc, tình yêu với di sản văn hoá” – cô Trương Thị Tường Vy cho biết thêm.

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Phòng GD&ĐT TP Huế đã ký kết chương trình hợp tác từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2026 2027 nhằm thúc đẩy và mang lại hiệu quả tích cực của việc giáo dục di sản - văn hóa - nghệ thuật truyền thống trong học đường”. Mỗi năm, cả hai bên sẽ cùng xây dựng kế hoạch chi tiết với các khung chương trình giáo dục phù hợp.

2.jpg
Các em học sinh nghe thuyết minh về di sản văn hóa (ảnh; T.V).
1.jpg
Học sinh đi thực tế từng khu vực trong lăng vua Tự Đức (ảnh: T.V).
4.jpg
Một nhóm học sinh đang đi tìm hiểu về lăng vua Tự Đức (ảnh: T.V).

Từ đầu năm 2022 đến nay, các điểm di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đón hơn 220 đoàn với hơn 31.000 học sinh đến tham quan, tìm hiểu, học tập thực tế với các trải nghiệm trò chơi tìm hiểu di sản, hỏi đáp nhanh, tô màu di sản, giới thiệu các hoạt tiết cung đình, linh vật, kiến trúc minh họa bằng ảnh và thực tế… giúp cho các em tiếp cận, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê với lịch sử cũng như di sản văn hóa Huế.

Bài liên quan
  • Hà Nội tăng cường hoạt động giáo dục di sản trong các trường học
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức ký thoả thuận hợp tác với Sở Văn hoá và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và UBND các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây về việc triển khai chương trình giáo dục di sản, tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thành phố.
(0) Bình luận
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
  • Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
    Lễ Tổng kết chương trình Tuần Lễ Vàng 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (2009 – 2024) với chủ đề: "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn” diễn ra ngày 19/5 tại Hà Nội.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
  • Hội thảo khoa học “Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp”
    Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với tổ chức chương trình Hội thảo khoa học tim mạch chuyên sâu MedTED “Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp” để cập nhật những tiến bộ mới trong kĩ thuật can thiệp động mạch vành mới cho cán bộ y tế.
  • Đồng hành cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe người Việt
    Ngày 17/5, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh ký kết với Unilever Việt Nam Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giai đoạn 2024 – 2029 góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Hàng nghìn học sinh được giáo dục di sản, văn hóa và nghệ thuật truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO