Giáo dục di sản để trẻ thêm yêu lịch sử

kinhtedothi| 16/07/2022 16:04

Trong dịp hè, chương trình giáo dục di sản tại các di tích, danh thắng trên địa bàn Hà Nội nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo học sinh và được giáo viên, phụ huynh ủng hộ như một mô hình du lịch học đường mới mẻ, giúp các em thêm yêu lịch sử.

Chương trình đa dạng

Giữa vô số hoạt động ngày hè dành cho trẻ, các chương trình giáo dục di sản được xây dựng đa dạng, với nhiều hình thức được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn tham gia cho các con.

Học sinh trong CLB Em yêu lịch sử tìm hiểu về trận Bạch Đằng.
Học sinh trong CLB Em yêu lịch sử tìm hiểu về trận Bạch Đằng.

Những ngày này, giờ học của CLB em yêu lịch sử do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức những ngày này luôn rộn rã tiếng nói, cười của các em học sinh. Chương trình được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học; kết hợp khéo léo giữa trò chơi trí tuệ và thể chất; trải nghiệm khám phá những phương pháp trực quan, sinh động.

Các em học sinh tham gia thử thách
Các em học sinh tham gia thử thách "đóng cọc Bạch Ðằng”.

Đơn cử, nói về bộ đội Trường Sơn, thông tin đầu tiên đến với các em là: “Ðố các bạn biết, làm thế nào mà chúng ta có thể đi không dấu, nấu không khói và nói không tiếng?”. Về cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung-Nguyễn Huệ, các cô thường đưa ra câu đố: “Chắc các con đi bộ xa vài kilômét là đã mỏi mệt rồi phải không? Vậy các con làm thế nào để đi bộ hàng trăm kilômét trong thời gian nhanh nhất, mà ít mệt mỏi nhất?”. Khi câu hỏi được đưa ra, cả lớp thường xôn xao bàn tán vì ngạc nhiên. Tất cả các phương án trả lời đều được các cô khuyến khích, ngay cả khi nó cách đáp án… rất xa. Sau đó, các cô mới dẫn dắt học sinh đi vào câu chuyện. Mỗi giai đoạn lịch sử có hàng chục, thậm chí hàng trăm sự kiện, nhân vật. Tương ứng với mỗi sự kiện - nhân vật, là một chương trình.

“Nhà thiết kế” của các hoạt động học mà chơi, chơi mà học đầy sinh động này là chị Nguyễn Thị Hà - cán bộ Phòng Giáo dục, công chúng. “Lịch sử rất hấp dẫn. Nhưng vì sao học sinh sợ môn lịch sử? Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều để chuyển đổi những sự kiện, nhân vật lịch sử thành những điều có thể cuốn hút học sinh. Mỗi sự kiện chúng tôi xây dựng một kịch bản cho phù hợp với từng lứa tuổi. Mỗi chương trình luôn có sự tương tác, có câu chuyện, kết hợp với trò chơi", chị Nguyễn Thị Hà cho biết.

Bên cạnh đó, nhờ những nỗ lực của bảo tàng, di tích hình ảnh các đoàn khách là học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục trải nghiệm đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc.Có thể kể đến lớp học “Tìm hiểu chữ Hán tại Văn Miếu”, khiến nhiều bạn nhỏ thích thú khi lần đầu tiên biết đến các “bộ thủ” cùng quy tắc ghép chữ Hán, hào hứng tìm hiểu cách đọc chữ Hán trên hoành phi ở Văn Miếu, hay cùng nhau trải nghiệm in chữ Hán cổ trên giấy dó.

Hoạt động trải nghiệm tại Di tích Cổ Loa.
Hoạt động trải nghiệm tại Di tích Cổ Loa.

Tại Hoàng thành Thăng Long, trong thời gian vừa qua, mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, học sinh mới trở lại trường học trực tiếp từ tháng 4/2022, nhưng chỉ trong hai tháng 4 và 5/2022 đã có gần 16.300 học sinh tham gia học tập, tìm hiểu lịch sử tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt đã có 2.627 em tham gia chương trình giáo dục di sản theo chuyên đề, trải nghiệm các hoạt động giáo dục di sản bổ ích theo  phương pháp vừa học vừa chơi. Trong dịp hè 2022, khu di sản Hoàng thành Thăng Long cũng đã mở của phòng khám phá “Em làm nhà khảo cổ” tại khu di tích 18 Hoàng Diệu để các em học sinh vui chơi, trải nghiệm.

Trong thời gian tới đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục xây dựng và triển khai các hoạt động hướng tới các đối tượng học sinh, sinh viên, ví dụ như chương trình "Trạng nguyên Thành Thăng Long", Chương trình "Chào tân sinh viên", Chương trình tham quan "Di tích Cách mang cho các học viên trường Quân đội".

Duy trì thường xuyên

Mặc dù chương trình giáo dục di sản đã thổi một luồng gió mới vào việc học tập của các em, nhưng chương trình này cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập. Đó là hạ tầng khu di sản chưa đáp ứng đón tiếp số lượng học sinh quá đông, đến cùng thời điểm; chương trình phần nhiều được tổ chức ngoài trời, nên phụ thuộc vào thời tiết, thiếu phương án dự phòng, ứng phó với thời tiết.

Vì vậy, theo nhà sử học Lê Văn Lan, để khai thác hiệu quả giáo dục di sản, điều cốt yếu vẫn là tìm ra cách làm, xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đặc trưng của di sản. Ngoài ra, cần tính đến các giải pháp khắc phục hạn chế về cơ sở hạ tầng, trang bị đồ dùng, dụng cụ, bổ sung hệ thống dịch vụ, sản phẩm lưu niệm giàu bản sắc, phục vụ nhu cầu của đối tượng tham gia trải nghiệm.

Theo các chuyên gia, để chương trình giáo dục di sản phát triển thành sản phẩm du lịch học đường có chất lượng, thời gian tới, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch học đường hấp dẫn trên cơ sở các chương trình giáo dục di sản hiện có. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ đối tượng học sinh tốt hơn; dành nhiều khu vực sân chơi tự do với các trò chơi truyền thống.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, như thực tế ảo, thuyết minh tự động, phim 3D giúp không gian bảo tàng trở nên sinh động, hấp dẫn, khách tham quan sẽ được chủ động tìm hiểu thông tin về hiện vật, mang lại cảm giác được khám phá, trải nghiệm.

Bộ VHTT&DL đã yêu cầu các địa phương, điểm đến di sản xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động và điều kiện thực tế. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác giữa di sản với các nhà trường, các cơ sở giáo dục để thực hiện hiệu quả chương trình. Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ với các trường trong việc lựa chọn, đưa các trò chơi dân gian, nghệ thuật trình diễn vào chương trình ngoại khóa; đồng thời kết nối, mời nghệ nhân tham gia hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Giáo dục di sản để trẻ thêm yêu lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO