Chính sách & Quản lý

Hà Nội tăng cường hoạt động giáo dục di sản trong các trường học

Phan Anh 03/11/2023 11:53

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức ký thoả thuận hợp tác với Sở Văn hoá và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và UBND các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây về việc triển khai chương trình giáo dục di sản, tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thành phố.

van-mieu-4-.jpg

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh, Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường học, hơn 2,2 triệu học sinh. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho học sinh được ngành Giáo dục và cả hệ thống chính trị quan tâm. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, là nguồn tài nguyên giáo dục quý báu trong công tác giáo dục học sinh.

Nhằm thực hiện Chương trình 06/Ctr-TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”, nâng cao hiệu quả giáo dục di sản cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các đơn vị, địa phương thống nhất thoả thuận hợp tác giáo dục di sản cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các đơn vị quản lý di tích, Sở Văn hoá và Thể thao, các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp, tạo điều kiện cho các nhà trường đưa học sinh đến học tập, tìm hiểu về lịch sử truyền thống dân tộc.

Nội dung thoả thuận hợp tác giữa các bên nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử của Thăng Long - Hà Nội gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích, từng bước đưa di sản tiếp cận trường học; qua đó, góp phần tăng cường mối liên kết giữa di sản với nhà trường, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản.

Các đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục di sản văn hóa, di tích lịch sử của địa phương tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn; khuyến khích các hoạt động trải nghiệm thực tế để học sinh được tiếp cận trực tiếp với di sản văn hoá, làng nghề truyền thống, tham gia vào các hoạt động lễ hội hoặc một số công đoạn sản xuất sản phẩm truyền thống.

Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di tích lịch sử, tổ chức thi đố vui để học, thi vẽ tranh, thi hùng biện về văn hóa, di sản của địa phương tại các khu di tích. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế... nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội cho học sinh.

Mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường trên địa bàn Thành phố tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phương ít nhất 1 lần/năm học.

Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao và Ban quản lý di tích các địa phương đảm bảo nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và phù hợp với các nội dung được truyền tải đến với học sinh các trường.

Khuyến khích các hoạt động trải nghiệm thực tế để học sinh được tiếp cận trực tiếp với di sản văn hoá, làng nghề truyền thống địa phương, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động lễ hội hoặc một số công đoạn sản xuất sản phẩm truyền thống nhằm giúp học sinh hiểu rõ và trân trọng truyền thống lịch sử, những giá trị văn hoá của địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng cường hoạt động giáo dục di sản trong các trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO