giáo dục di sản

“Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Sức hút trải nghiệm giáo dục di sản của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) thời gian qua không chỉ thu hút học sinh Thủ đô, mà còn có sức hút với nhiều trường học của các tỉnh, thành phố khác.
  • Hàng nghìn học sinh được giáo dục di sản, văn hóa và nghệ thuật truyền thống
    Các điểm di tích Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón hàng nghìn học sinh đến tham quan, tìm hiểu học tập thực tế… để thúc đẩy việc giáo dục di sản - văn hóa - nghệ thuật truyền thống trong học đường.
  • Hà Nội tăng cường hoạt động giáo dục di sản trong các trường học
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức ký thoả thuận hợp tác với Sở Văn hoá và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và UBND các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây về việc triển khai chương trình giáo dục di sản, tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thành phố.
  • Di tích Cổ Loa: Nơi bồi đắp truyền thống bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ
    Không chỉ là điểm đến của du khách trong và ngoài nước bởi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử, khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) giờ còn là nơi bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu di sản và truyền thống bảo vệ chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ. Hơn 5 năm qua, chương trình “Giáo dục di sản” tại di tích Cổ Loa, đã thu hút hàng vạn học sinh, sinh viên trên cả nước về với vùng đất từng hai lần là kinh đô nước Việt.
  • Phát triển du lịch từ phát huy giá trị di tích lịch sử Thủ đô: “BON BON +84” - Số 13: Kỳ cuối - Trải nghiệm du lịch học đường, giáo dục di sản tại đền Phùng Hưng
    Với bề dày văn hóa, lịch sử phong phú, thời gian qua Ban quản lý đền thờ Phùng Hưng (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) cùng các cấp chính quyền địa phương đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của “mảnh đất hai vua” để phát triển sản phẩm du lịch học đường độc đáo, hấp dẫn. Chương trình du lịch học đường tại đây vừa giới thiệu giá trị di sản, lịch sử, khơi gợi giá trị truyền thống; vừa nâng cao lòng tự tôn, tinh thần tự hào dân tộc cho các em học sinh - những mầm non tương lai của đất nước.
  • Giáo dục di sản: phương pháp mới để học sinh Thủ đô chủ động tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử
    Lấy học sinh làm trung tâm, 7 năm qua, chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới của Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) đã thu hút hàng chục ngàn học sinh Thủ đô đến với trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
  • Tây Hồ (Hà Nội): Đưa giáo dục di sản văn hóa vào nhà trường
    Sáng 15/5, phòng GD&ĐT quận Tây Hồ phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn và BQL Di tích đền Đồng Cổ (số 353 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức buổi ngoại khóa “Chuyên đề giáo dục di sản, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh” nhân dịp Lễ hội truyền thống kỷ niệm 995 năm đền Đồng Cổ và “Hội thề Trung Hiếu” ngày 4/4 (âm lịch).
  • Đào tạo kiến thức về xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, hướng dẫn triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa năm thứ nhất.
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Chương trình Giáo dục di sản “Hành trình Lịch sử”
    Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến năm 1945 có gần 110.000 tài liệu, hiện vật là di vật, cổ vật và 20 Bảo vật quốc gia. Thời gian gần đây ngoài hoạt động tiếp đón các đoàn tham quan, nghiên cứu thì Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn là nơi tổ chức chương trình Giáo dục di sản với chủ đề “Hành trình Lịch sử” để giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
  • Giáo dục di sản để trẻ thêm yêu lịch sử
    Trong dịp hè, chương trình giáo dục di sản tại các di tích, danh thắng trên địa bàn Hà Nội nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo học sinh và được giáo viên, phụ huynh ủng hộ như một mô hình du lịch học đường mới mẻ, giúp các em thêm yêu lịch sử.
  • Tăng sức hút từ giáo dục di sản
    Giáo dục di sản không chỉ phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa, mà còn góp phần tăng sức hấp dẫn cho các điểm đến tham quan của Hà Nội. Hướng đi này đang được nhiều bảo tàng, di tích lựa chọn, phát triển hành trình khám phá di sản mới mẻ, giàu sức sáng tạo, nhằm thu hút khách tham quan trong nước, nhất là trong thời điểm chưa đón khách du lịch quốc tế, do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO