Y tế - Giáo dục

Khởi động Giáo dục di sản năm 2024: Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế

Hương Giang 23/09/2024 12:38

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024 với chương trình Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.

460992306_1066253962171415_8210810036822820632_n.jpg
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024.

Ngày 23/9, thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, chương trình Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn được thực hiện với sự hợp tác của các Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục Di sản” của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và dự án “Bảo tồn, Trùng tu và Phục chế ảo, tích hợp đào tạo kỹ thuật tại điện Phụng Tiên”.

Nhằm mục đích nâng cao nhận thức về di sản văn hóa Huế, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng tập trung truyền cảm hứng và phát huy khả năng nghệ thuật, sức sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động khám phá có tính tương tác và vui thú về nghệ thuật triều Nguyễn. Theo đó, trẻ em khi đăng ký tham gia chương trình sẽ được tìm hiểu về các họa tiết trang trí truyền thống trong kinh thành và thực hành tô màu với kỹ thuật vẽ màu nước, giảng giải về kỹ thuật vẽ truyền thống, giới thiệu về kỹ thuật tô màu và cách sử dụng, khám phá và tìm hiểu những họa tiết truyền thống tại bình phong và cổng chính của điện.

Các em sẽ lựa chọn các tranh họa tiết được in trên giấy vẽ A3 rồi trải nghiệm tô màu bằng màu nước và cọ vẽ chuyên nghiệp tại văn phòng dự án trong khu vực điện Phụng Tiên. Đồng thời, khi tham gia chơi trò chơi luyện trí nhớ “Hue The Memory Game” để tìm hiểu về ý nghĩa của các họa tiết, cùng nhau nghiên cứu và tìm kiếm các họa tiết được sử dụng tại công trình điện Phụng Tiên.

461068979_1066254292171382_9050194720036033825_n.jpg
Chuyên gia người Đức - bà Andrea Teufel cùng các cộng sự hướng dẫn các em học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diễu (TP Huế).
460958572_1066254108838067_6719700695304225231_n.jpg
Chương trình Giáo dục di sản năm học 2024 - 2025 cho các em học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diễu (TP Huế).

Chương trình “Giáo dục Di sản” giúp người tham gia tăng cường trí nhớ, sự hiểu biết và sáng tạo. Cùng nhau học tập và vui chơi trong một bầu không khí độc đáo tại khu vực điện Phụng Tiên. Thời gian tham gia chương trình vào buổi sáng hoặc buổi chiều các ngày cuối tuần và đăng ký tham gia theo đơn vị trường học, học sinh sẽ đi vào cửa Ngọ Môn và đi bộ đến điện Phụng Tiên, chương trình miễn phí toàn bộ chi phí (vé vào cổng, nguyên vật liệu và giải khát giữa giờ).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Khởi động Giáo dục di sản năm 2024: Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO