Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội và tôi

Tú Oanh 06:05 20/07/2023

Hà Nội, trái tim của Việt Nam. Một ngôi nhà thân thương của người con đất Việt. Mỗi người Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đều ước ao một lần được đến thăm Hà Nội. Nó là niềm tự hào của cả nước, của mỗi người dân khi được sống và làm việc ở Thủ đô, được trở nên đặc biệt khi được sinh ra và lớn lên ở đất Hà thành. Được gọi hai tiếng Hà Nội là quê hương.

mua-thu-ha-noi-17.jpg
Hà Nội là một biển nhớ kể sao cho hết... (ảnh: internet)

Tôi là một cô gái quê, sinh ra và lớn lên ở đồng ruộng với sự lam lũ và thiếu thốn, nên thủa nhỏ, Hà Nội đối với tôi như một vườn cổ tích. Mỗi lần được mẹ cho ra Hà Nội, tôi thấy mình như đi lạc trong giấc mơ, Hà Nội sao có nhiều ngôi nhà cao tầng thế! nhiều ô tô chạy thế! đường nhựa to rộng thế! Có cả một toa tàu dài chạy trên phố, thi thoảng lại phát ra tiếng kêu leng keng. Chẳng như quê tôi, đường đất trơn nhẫy mỗi ngày mưa, với những mái nhà tranh dột nát, với những con trâu, con bò. Chẳng thế mà người Hà Nội có nước da thật trắng, thật đài các với cái nhìn ngưỡng mộ trong mắt tôi.

Khi tôi lớn, quê tôi bỗng trở thành huyện ngoại thành của Hà Nội, vậy là tôi trở thành người Hà Nội. Tôi được sinh sống và làm việc ở Thủ đô, vườn cổ tích trong tôi đã trở thành ngôi nhà của tôi. Từng đường phố, từng hàng cây… từng nét văn hóa của người Hà Nội đã đi vào nhịp thở của tôi. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu đó càng trở nên sâu đậm và nhớ nhung khôn nguôi khi tôi ra nước ngoài sinh sống.

Hơn 30 năm sống ở phương Tây, tôi được làm quen với sự giàu có của họ, sự văn minh đến bài bản của họ: Từ cách họ ăn, cách họ nói, cách họ đi, cách họ ngồi, cách họ ứng xử… làm tôi nhớ đến khung cảnh Hà Nội vô cùng. Nhớ tiếng rao đêm, nhớ con phố đông đúc xe cộ, nhớ gánh hàng rong bán quà bánh, nhớ bát phở thơm phức mùi gia vị, nhớ bát bún chả ngọt lịm nước dùng, nhớ cốc nước sấu ngâm đường giòn giòn miếng cùi sấu với vị chua thanh khiết, mát lịm những bữa hè nóng bỏng, nhớ hàng hoa phượng đỏ rực trên đường thanh niên, nhớ mùi hoa sữa, nhớ hạt cốm xanh thơm dẻo trong tiết trời se lạnh… Ôi! Hà Nội là một biển nhớ kể sao cho hết.

Giờ đây mỗi lần được trở về Hà Nội, nhìn sự đổi thay từng ngày của Hà Nội, tôi vẫn thấy mình như lạc vào vườn cổ tích. Nhưng vườn cổ tích của Hà Nội bây giờ không phải là vườn cổ tích mang dáng vẻ của Việt Nam xưa. Mà vườn cổ tích Hà Nội bây giờ có đủ sắc màu Âu Á pha trộn, nhiều khu giàu có hơn, nhiều nhà cao tầng hơn, đường phố nhiều làn đường hơn, phố mới nhiều hơn… Nhưng không vì thế mà mất đi bản sắc của Hà Nội. Những chợ trời, những quán ăn vỉa hè, những tiếng rao đêm, những gánh hàng rong… Sự  giao thương tấp nập, mua bán tự do từ sáng tới đêm, từ đầu tuần đến chủ nhật, thu hút khách trong và ngoài nước thăm chơi, mua bán và thưởng thức các đặc sản của Hà Nội. Chính vì thế Hà Nội trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Hà Nội không giống bất cứ một thành phố nào ở phương Tây. Đó chính là điều để tôi yêu Hà Nội. Để khi xa Hà Nội không thể quên và luôn ước ao được trở về.

Berlin 2. 7. 2023./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Tú Oanh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Trở về bên mùa sen Hà Nội
    Tôi rảo bước trên vỉa hè, Hồ Tây đối với tôi thân thương nhiều lắm. Nơi mặt hồ phản bóng mặt trời, lăn tăn gợn sóng đã chào đón tôi ra đời rồi lại bao bọc cho tôi trưởng thành. Chốn sáng hôm nay tôi ghé đến là một quán trà nhỏ ven đầm sen Tây Hồ. Gọi cho mình một cốc trà đá (thức uống tuyệt vời trong ngày hè), tôi thu mình lại một góc nhỏ, chậm rãi tận hưởng một ngày đặc biệt hiếm hoi.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội và tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO