Đời sống văn hóa

Độc đáo ngôi làng dùng “mật ngữ” để giữ nghề thầy cúng

Phúc Lâm 27/05/2024 07:51

Một làng ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có ngôn ngữ riêng mà chỉ truyền lại cho nhau trong làng và thường gọi là “mật ngữ” với từ “vợ” gọi là “Nghéo”.

Làng Phú Hải sau khi sáp nhập gọi là thôn Phương Hải nằm ở vị trí giao thoa giữa đồi cát và cánh đồng thuộc xã Hải Ba tương truyền được một vị từ Thanh Hóa vào khai canh lập nghiệp và đến nay đã hơn 500 năm. Ban đầu, diện tích của làng nhỏ hẹp nên người dân nơi đây sinh sống nhờ vào nghề chăm lo “cõi âm” nổi tiếng là làm hàng mã, thầy cúng và đánh bát âm cổ nhạc (chuyên phục vụ trống kèn tại các đám ma, đám giỗ...), để giữ bí mật cho nghề của mình tồn tại lâu dài thì người dân dùng đến “mật ngữ” riêng để trao đổi, tránh người khác biết và tạo nên nét riêng biệt của người dân Phú Hải.

1(5).jpg
Làng Phú Hải sau sáp nhập là thôn Phương Hải.

Giao tiếp hàng ngày của người dân làng Phú Hải ngoài tiếng việt ra còn có một hệ thống ngôn ngữ riêng mà chỉ truyền cho người trong làng. “Hiện nay, nhân dân làng Phú Hải vẫn sử dụng “ngôn ngữ” riêng này để giao tiếp hàng ngày nhưng cũng chưa có tên gọi chính thức cho loại ngôn ngữ này mà thường được gọi là “tiếng lóng” hay “mật ngữ” - ông Hồ Duy Khả (64 tuổi, trú ở thôn Phương Hải, xã Hải Ba, cho biết.

Theo đó, ông Hồ Duy Khả lấy một loạt ví dụ cho phóng viên biết được khi dịch ra tiếng việt như “Sư là Bo, Vợ là Nghéo, Chồng là Phu, Ăn là Khẩu, Uống là Cựa, Đi là Tỏi, Về là Hồi, Con là Sơ, Quán là Xá, Ngủ là Khư, Mưa là Vọ, Cá là Ngư, Chạy là Tẩu… và cho rằng người dân làng Phú Hải dùng mật ngữ để che dấu “bí mật” trong nghề thầy cúng của họ, không chia sẻ cho người ngoài kể cả con dâu.

Ban đầu, hệ thống “mật ngữ” kể trên bí ẩn, khó hiểu… nhưng về cơ bản là những từ được “chế tác” ra trong quá trình “cài cắm” tiếng hán vào giao tiếp hằng ngày của người dân. Trong đó, làng Phú Hải có nghề làm thầy cúng mà để làm được nghề thầy cúng thì phải là người am hiểu, giỏi tiếng hán.

“Những thầy cúng trong làng Phú Hải trong quá trình giao tiếp nói chuyện đều “cài cắm” tiếng hán vào thêm trong tiếng việt và sau này sinh ra hệ thống ngôn ngữ riêng biệt của người dân Phú Hải. Như tiếng Anh phổ biến bây giờ chẳng hạn, thay vì trả lời là được hoặc đúng hay chấp nhận một điều gì đó thì họ nói là “oke”, hay vì nói phông nền sân khấu thì người ta nói “backdrop”, đi chụp ảnh lưu niệm ở một chỗ nào đó thì người ta nói là “đi check - in”…”ông Hồ Duy Khả diễn chia sẻ cho biết.

Trao đổi với PV, ông Khổng Yên – Cán bộ Văn hóa xã hội xã Hải Ba thông tin, cách diễn giải “mật ngữ” của người dân làng Phú Hải của ông Hồ Duy Khả là đúng, chính xác. Hiện nay, người dân Phú Hải vẫn sử dụng “mật ngữ” này và quá trình trao đổi, lưu thông, giao thương giữa người dân Phú Hải với các khu dân cư khác vẫn diễn ra bình thường.

2(4).jpg
Ông Hồ Duy Khả (áo trắng) và ông Khổng Yên trao đổi với phóng viên về “mật ngữ” làng Phú Hải.

Chủ tịch UBND xã Hải Ba Lê Xuân Trường cho biết, trước đây làng Phú Hải có khoảng 60 hộ nhưng đến năm 2019 đã được sáp nhập và trở thành thôn Phương Hải. Hiện người dân Phú Hải cũ vẫn giữ và duy trì song song tiếng việt và “mật ngữ” trong quá trình sinh sống, giao tiếp, hệ thống ngôn ngữ của người dân Phú Hải với mục đích phục vụ đời sống thường ngày và không làm ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin cũng như công tác quản lý của địa phương./.

Bài liên quan
  • Bí ẩn lời nguyền “tình duyên” chưa lời giải ở chùa Thiên Mụ
    “Các đôi trai gái yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ và khi trở về thì sẽ chia tay” đã trở thành lời nguyền chưa có lời giải ở nơi cổ tự linh thiêng nhất xứ Huế mộng mơ khiến cho nhiều người tò mò. Hiện nay, chùa Thiên Mụ là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Cố đô Huế và thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Góp phần phát triển Hà Nội trở thành thành phố của Sách và Tri thức
    Tối 27/9 tại Phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức Lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ 9 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình”. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”.
  • Nhiều hoạt động tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024
    NHN - Hội Sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 có nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó nổi bật là hoạt động trưng bày, triển lãm sách với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình”.
  • [Podcast] Phong vị Hà thành trong món ăn của người Hà Nội
    Kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Thăng Long cho đến nay đã hơn 1000 năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy Thăng Long - Hà Nội đã thu hút nhân tài, thợ thuyền bách nghệ và thương nhân từ khắp bốn phương để rồi chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên nét tinh hoa của đất kinh kỳ. Trong những nét tinh hoa ấy, không thể không nhắc tới tinh hoa ẩm thực Hà thành.
  • Miền Bắc đón mưa dông trước khi đón không khí lạnh
    Hôm nay ngày 28/9, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng. Riêng khu vực vùng núi, trung du từ tối và đêm 28/9 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
  • Liên kết hợp tác sản xuất, tiêu dùng bền vững trong ngành chế biến nông sản
    Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024”.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm
    Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 26/9, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm.
  • Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 với gần 1.500 nghệ sĩ tham gia
    Ngày 26/9, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 28-9 đến ngày 15-10, tại tỉnh Bình Dương.
Độc đáo ngôi làng dùng “mật ngữ” để giữ nghề thầy cúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO