Du lịch bốn phương

Bí ẩn khu vực đặc biệt nhất Tử Cấm Thành, Trung Quốc

Ngân Hà (t/h) 07:05 02/04/2023

Khuôn viên Tử Cấm Thành có một nơi rất đặc biệt, mở cửa vào mùa hè và chỉ có người trong hoàng gia mới được quyền sử dụng. Đó là hầm băng, nơi bảo quản đồ ăn, phục vụ cuộc sống của vua chúa xưa kia.

tu-cam-thanh.jpg
Vẻ đẹp của Tử Cấm Thành, Trung Quốc.

Tử Cấm Thành vốn là khu phức hợp cung điện ở khu Đông Thành thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc, với tổng diện tích lên tới 720.000 m2.

Đây là nơi ở của giới hoàng tộc thuộc hai triều đại phong kiến nhà Minh và nhà Thanh. Khu di tích được UNESCO xếp vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới năm 1987. Hiện tại, địa danh này là một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Trung Quốc.

khu-vuc-dac-biet-nhat-tu-cam-thanhdocx-1678505223643.jpeg
Tử Cấm Thành hiện là một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Trung Quốc - Ảnh: Trip.

Ngày nay, một trong những khu vực đặc biệt nhất Tử Cấm Thành thu hút khách tham quan phải kể tới hầm băng - nơi bảo quản để thực phẩm tươi mát quanh năm, phục vụ Hoàng đế, phi tần và các vị đại thần.

Các căn hầm băng này hoàn toàn được làm từ băng đá lâu năm. Nó được xây một phần ba trên mặt đất và hai phần ba ở dưới lòng đất. Do đó nhìn từ bên ngoài, hầm băng trông như một hang động với mái vòm thấp nhưng thực tế bên trong lại rất rộng.

Tại Tử Cấm Thành, có tổng cộng 5 hầm băng. Chúng được xây trên các hướng và giữa Tử Cấm Thành. Mỗi hầm về cơ bản có hình dáng giống nhau. Những người thợ thời xưa đã đào sâu xuống lòng đất khoảng 10m.

Khi mùa đông tới, trời lạnh khiến cho các hồ nước bị đóng băng, những người thợ sẽ cắt băng thành từng miếng vuông vắn, bằng nhau. Sau đó, họ vận chuyển chúng về hầm chứa, xếp thành hàng chồng lên nhau. Các lớp băng đều được ép thật chặt, bên trên phủ kín rơm làm từ lúa mì, sau đó mới phủ tới các lớp đất, như vậy mới có thể bảo quản băng tới mùa hè.

Để lấp kín các hầm băng, những người thợ phải làm việc trong nhiều ngày, thậm chí là hàng tháng. Hầu hết, việc khai thác băng đều diễn ra vào buổi đêm. Có thể nói, đây là công việc hết sức vất vả, tốn nhiều công sức và tiền của.

ham-bang-7-16783831529392110646555-1678414216908-1678414217003781693900.jpeg
Những người thợ sẽ cắt băng trên hồ thành những miếng bằng nhau - Ảnh: Sina.

Hoa quả hay thực phẩm từ các nơi gửi về cống nạp đều được cất giữ ở trong hầm băng. Nhiệt độ trong hầm băng chỉ khoảng 0 độ nên đồ ăn giữ được độ tươi rất lâu. Vì vậy, hoàng đế và các phi tần luôn có hoa quả tươi để ăn quanh năm. Tuy nhiên, hầm băng luôn phải đóng cửa, chỉ tới mùa hè, hầm băng mới được mở cửa để vua và các vị phi tần sử dụng như một nơi tránh nóng.

ham-bang-4-16783831529031027719969-1678414212146-16784142122522125460748.jpg
Hầm băng có thiết kế mái vòm, ngày nay nó được dùng như một nhà hàng của Tử Cấm Thành - Ảnh: Sina.

Dưới triều đại nhà Thanh, việc sử dụng hầm băng được quy định nghiêm ngặt, không được tùy ý ra vào. Sau này, khi Tử Cấm Thành đã trở thành điểm tham quan, Ban quản lý bảo tàng Cố Cung đã chuyển đổi hầm băng thành nhà hàng để du khách có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng bàn tay và khối óc sáng tạo của người xưa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn khu vực đặc biệt nhất Tử Cấm Thành, Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO