Bí ẩn kim tự tháp Ai Cập

Trần Mạnh Thường| 09/03/2021 08:46

Bí ẩn kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Ảnh: Trần Mạnh Thường
Các kim tự tháp Ai Cập từ bao đời nay vẫn luôn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các học giả trên thế giới. Tượng nhân sư và 3 kim tự tháp lớn ở Giza cuốn hút bao thế hệ con người từ trên 5.000 năm nay.

Hiện nay, các học giả thế giới đã tốn không biết bao nhiêu công sức, giấy mực để tranh luận rằng những kiến trúc khổng lồ ấy đã được xây dựng như thế nào? Và vì sao chúng được xây dựng?

Ai Cập có tất cả 80 kim tự tháp. Tất cả các kim tự tháp này đều được xếp hàng dọc theo bờ Tây sông Nile. Có 6 quần thể kim tự tháp lớn, rải trên một phạm vi khá rộng, đó là: Gizeh, Saqqarak, Dahshour, Abousir, Dainet en Arian và Abou  Roache, trong đó cụm kim tự tháp Gizeh là lớn nhất, quan trọng nhất, nơi còn chứa bao điều bí ẩn mà đến nay con người chưa biết hết.

Cụm kim tự tháp Gizeh cách Thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 8 kilômét về phía Nam, nằm trên đồi cát cao 40 mét của sa mạc Libia, có độ dốc thoải dần về phía Bắc. Khu kim tự tháp Gizeh tọa lạc trên một chiều dài 2km, chiều còn lại 1,5km từ Gizeh đến Dashour.  Quần thể kim tự tháp Gizeh gồm 3 kim tự tháp lớn, 8 kim tự tháp nhỏ, một tượng nhân sư khổng lồ và 400 mastaba. Kim tự tháp là lăng mộ của nhà vua (gọi là Pharaon), còn Mastaba là lăng mộ của quý tộc. Trong 3 kim tự tháp lớn: Kheops, Khephren và Mykerinos thì Kheops là lớn nhất, đươc đánh giá là một kiến trúc tiêu biểu cho phong cách xây cất kim tự tháp, một ngôi tháp vĩ đại, mang đầy những điều bí ẩn. Người Hy Lạp cổ đại coi bộ ba kim tự tháp Gizeh là những kỳ quan tuyệt vời nhất trong số 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại.

Quần thể kim tự tháp Gizeh được xây dựng năm 2800 Tr.CN, của thiên niên kỷ thứ III, thuộc vương triều thứ 4 của vương quốc cổ đại. Các kim tự tháp này đều được xây bằng đá trắng, mài nhẵn đã có cách nay trên 4.500 năm, nhưng đến nay hư hại không đáng kể. Đỉnh tháp tuy có bị bào mòn chút ít, do thời gian, gió mưa và khí hậu, nhưng từ xa trông dưới ánh nắng mặt trời chói chang, trên nền cát vàng óng ánh của sa mạc, ta vẫn thấy ngọn tháp như trơn, nhọn không thay đổi là bao nhiêu.

Kim tự tháp Kheops có chiều cao nguyên thủy 146m, cạnh đáy 230 mét, thể tích khoảng 2.562.573m3, trọng lượng ước tính 5.7550.000 tấn. Kim tự tháp Khephren cao 143 mét, cạnh đáy 215m và Mykerinos cao 66m, cạnh đáy 108m. Sau mấy ngàn năm bị gió mưa bào mòn, đến nay tháp Kheops chiều cao còn 137,18m, cạnh đáy còn 227,5m, diện tích đáy 52.198,18m2, thể tích nay còn 2.400.000m3. Số lượng đá dùng để xây là 2.033.000m3. Riêng đá hoa cương 2.500.000 tấm. Mỗi tấm nặng 2,5 tấn. Những khối đá xây dưới chân tháp, mỗi khối nặng 55 tấn, thể tích 26m3. Tạo thành một khối đá nặng tổng cộng 6,25 triệu tấn. Mạch ghép các khối đá hở không quá 5mm. Độ dài chênh lệch giữa hai cạnh đáy không quá 0,0009%. Rõ ràng để xây được kim tự tháp với một độ chính xác như vậy, trong điều kiện lao động thủ công, thô sơ, bằng chân tay… đòi hỏi phải có sự tính toán toán học ở trình độ cao.

Các nhà khoa học khẳng định rằng số đá xây kim tự tháp, sau khi khai thác sẽ được chế tác ở mặt đất, rồi mới được đưa lên lắp ghép ở đúng vị trí của nó, mà không dùng ròng rọc, hay những con vật kéo, thậm chí còn không dùng cả bánh xe quay. Để làm công việc này, các kỹ sư cổ đại khó có thể dùng đến lực đòn bẩy, xe trượt, điều chắc chăn nhất là dùng sức lao động của con người. Kim tự tháp Kheops xây ròng rã suốt hai thế kỷ.

Những “quả núi nhân tạo” của Gizeh và Dashour còn đáng chú ý ở tính chính xác trong xây dựng của chúng. Các cạnh của chúng chỉ chính xác vào hướng của chiếc la bàn và có sự liên kết chính xác với mặt trời.

Khi nghiên cứu kim tự tháp Kheops, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: nếu lấy tháp Kheops làm chuẩn để xác định kinh tuyến, thì kinh tuyến Kheops là kinh tuyến chuẩn xác nhất cho các hoạt động định hướng của con người. Bốn cạnh đáy của tháp Kheops chỉ đúng 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, nó là chiếc la bàn khổng lồ của thế giới. Một số nhà Ai Cập học đã lấy chiều dài các cạnh của kim tự tháp Kheops chia cho số ngày trong năm sẽ được một đơn vị đo chiều dài bằng 0,635m, mà họ đặt tên là “thước đo kim tự tháp”.

Người ta thấy tất cả kích thước kim tự tháp cho đến các phòng, hành lang đều được tính theo đơn vị thước đo này-Thước đo kim tự tháp. Đơn vị đo chiều dài này đo đúng bằng 1 phần 10 triệu (1/10.000.000) bán kính trái đất. Và chiều cao kim tự tháp Kheops bằng 1 phần  một tỷ khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng kim loại để trong kim tự tháp không bị hoen gỉ, thực phẩm để trong kim tự tháp bảo quản lâu hơn. Cây trồng trong kim tự tháp sinh trưởng nhanh hơn. Người mắc bệnh ngoài da, suy nhược thần kinh vào ở trong kim tự tháp sẽ khỏi bệnh.

Để giữ gìn thi hài của mình được bền lâu, tránh sự nhòm ngó của những tên trộm báu vật, các Pharaon thường cho thiết kế sơ đồ bên trong của kim tự tháp một cách hết sức phức tạp, quanh co với nhiều cạm bẩy, chết người và mộ giả. Sau khi xây xong mỗi kim tự tháp đã có hàng ngàn người bị thủ tiêu bí mật. Kim Tự tháp Kheops có một lối vào duy nhất ở mặt Bắc, cách nền tháp khoảng 14m, được che dấu bằng một tảng đá lớn. Sau tảng đá là một hành lang sâu với các ngách rẽ: một dẫn sâu xuống lòng đất, đường đi dễ dàng dẫn đến quan tài giả, ngách thứ hai thông lên đỉnh tháp, đường đi nhằng nhịt, nguy hiểm, dẫn đến quan tài nhà vua, hoàng hậu và phòng báu vật. Các nhà khoa học đã tìm ra phòng đặt quan tài của nhà vua Kheops bằng đá hoa cương, nhưng bên trong quan tài trống rỗng, kể cả của cải cũng không còn.

Năm 1954, người ta phát hiện trên bức tường phía Nam Kim Tự tháp Kheops có một khe hở, sau khi đục những tảng đá ra thì thấy một căn phòng lớn, chính giữa đặt một chiếc thuyền gỗ, trang trí đẹp. Có lẽ người Ai Cập cổ đại muốn dùng chiếc thuyền này để chở linh hồn vị vua quá cố sang thế giới bên kia.

Kim tự tháp Ai Cập là một công trình khoa học, một di sản văn hóa của nhân loại, là kết tinh của những khổ đau khủng khiếp tột cùng và là sự hy sinh vô bờ bến của hàng triệu, triệu nô lệ trong hàng thế kỷ ròng rã, nhưng nó cũng là bản anh hùng ca, ngợi ca thành quả lao động sáng tạo của nhân dân Ai Cập cổ đại.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn kim tự tháp Ai Cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO