Đình Giáp Tứ

Phương Anh (t/h)| 10/12/2022 15:14

Đình Giáp Tứ là ngôi đình cổ được khởi dựng từ rất sớm trên mảnh đất có bề dày lịch sử ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa, trước thuộc làng Giáp Tứ, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, nay là phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tương truyền đây là nơi chiêu mộ, tập luyện quân sĩ của Bố Cái đại vương Phùng Hưng ở thế kỷ thứ VIII để chống ách đô hộ nhà Đường.

Khi còn hợp nhất, Thịnh Liệt có một ngôi chùa chung là chùa Sét (ở địa phận Giáp Lục) và một ngôi đình chung (ở địa phận thôn Giáp Bát) thờ Thành hoàng làng là Tam Lang Thông Đạt đại vương; sau khi tách ra thành 8 làng Giáp thì mỗi thôn xây dựng một ngôi đình vẫn thờ chung thần Tam Lang và thờ thêm những vị thần của thôn mình.

Đình Giáp Tứ thờ chính là thần Tam Lang Thông Đạt đại vương (tức Thành hoàng làng của cả xã Thịnh Liệt xưa). Ngài vốn là con của Lạc Long Quân giáng xuống Thịnh Liệt, dân chúng cầu đảo nhiều lần thấy linh thiêng nên bản xã lập miếu thờ phụng ngài. Lý Thái Tổ thuở còn hàn vi, từ thành Hoa Lư đi lánh nạn, đến miếu này vào lúc chiều muộn thì nghỉ lại. Đêm mộng thấy thần hiện đến trước mặt nói: “Xin hết lòng phù trì cho đại vương, ngày sau tất sẽ được thiên hạ”. Đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi bèn hạ lệnh cho tu sửa, mở mang đền miếu để thờ cúng. Trải qua các triều đại, thần đều được gia tặng sắc phong. Đình còn thờ Ngũ vị đại vương, đó là: Phúc Tế đại vương, Hiển Liệt đại vương, Uy Linh đại vương, Thiện Khánh đại vương, Bảo Tín đại vương là những vị thần có nhiều công lao ân đức đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Ngũ vị đại vương là những vị thần có công trợ giúp Lý Nam Đế đánh lui quân Lương sang xâm lược bờ cõi nước ta. Xưa kia mảnh đất Thịnh Liệt luôn xảy ra chiến tranh, nhờ có uy linh của các thần mà dân chúng được bình yên, vì thế dân xã Thịnh Liệt xưa lập miếu thờ phụng để tưởng nhớ đến công lao của các vị thần. Hàng năm cứ đến ngày 16 tháng 2 âm lịch, hội đình làng Giáp Tứ lại được tổ chức để tưởng nhớ đến những người có công lao ăn đức với nhân dân địa phương. 

Đình Giáp Tứ đã qua tu sửa nhiều lần. Trong đình còn lưu giữ vật có giá trị lịch sử, văn hoá và nghệ thuật.

Hiện nay trong di tích còn nhiều câu đối ca ngợi công đức của các vị thành hoàng làng:

Thánh thượng anh minh, trí dũng có thừa phò dân nước Thần uy quảng đại, đức tài mưu lược giữ non sông.

Ngoài chức năng là một di tích tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng theo truyền thống làng Việt cổ, đình Giáp Tứ còn là địa điểm ghi dấu những sự kiện cách mạng của địa phương, là nơi ẩn náu của cán bộ hoạt động cách mạng, nơi tập trung ban chỉ huy của thôn Giáp Tứ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1948 - 1949).

Đình Giáp Tứ đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2005.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Quảng Bá
    Đình Quảng Bá hiện nay thuộc làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá là một làng cổ của Thăng Long thời Lý - Trần.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Đình Giáp Tứ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO