Đình Quảng Bá

Phương Anh (T/h)| 07/12/2022 17:35

Đình Quảng Bá hiện nay thuộc làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Quảng Bá là một làng cổ của Thăng Long thời Lý - Trần.

1413613529544207d9ccdd5.jpg

Quảng Bá là một thôn trong ba thôn của xã Quảng An. Trước năm 1942 ba xã Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, thuộc tổng Thượng, huyện Hàm Long, tỉnh Hà đông; sau năm 1942 cả ba xã nhập vào “Đại lý đặc biệt Hà Nội”. Những năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Quảng Bá cùng với xã Nhật Tân lập thành xã Quảng Tân. Năm 1955, ba xã thuộc quận Quảng Bá, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961 đặt tên là xã Quảng An, thuộc huyện Từ Liêm, đến năm 1966 xã Quảng An đổi thành phường Quảng An, thuộc quận Tây Hồ.

Theo các tư liệu bằng chữ Hán còn lưu giữ tại đình như thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, văn bia và truyền thuyết dân gian thì đình Quảng Bá được xây dựng từ rất sớm để phụng thờ Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng cùng với sáu vị thần khác là:

- Phùng Thái phó, phù chính tá trị khuông bình vĩ liệt quang ý đại vương. - Minh khiết thông duệ thuần chính quang túc tập phú cương nghị tối linh đại vương.

- Triều định cương nghị nhân duệ phổ tế hồng trạch thông minh công chính tối linh đại vương.

- Cẩn giang thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương.

- Tây Hồ thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương.

Lai lịch và công tích của thần được mô tả như sau: Phùng Hưng là một nhân vật lịch sử lớn của dân tộc ta ở thế kỷ VIII. Ông đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành lại độc lập dân tộc trong hơn bảy năm. Sự tích về người anh hùng dân tộc tiêu biểu này được ghi chép nhiều trong sách sử và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên viết: “.... Tổ tiên họ Phùng đời đời làm quan ở châu Đường Lâm, nhà giàu và uy lớn nhất dân quanh vùng. Anh em Phùng Hưng, Phùng Hải rất khoẻ, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, cõng thuyền nặng đi hàng chục dặm đường. Bấy giờ vào nửa sau thế kỷ VIII, sự thống trị của nhà Đường ngày càng suy yếu. Chiến tranh giữa Phiên trấn (bọn Tiết độ sứ cai quản miền biên cương) và triều đình đã làm cho vương triều Đường ngày càng yếu dần. Uy quyền của bọn Tiết độ sứ và bọn quan lại đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má, bòn rút của cải của nhân dân.

Khoảng đời Đại Lịch (776 - 779) nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống bọn đô hộ, người Hào trưởng đất Đường Lâm là Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Anh em Phùng Hưng, Phùng Hải lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ đất Đường Lâm rồi đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn quanh Đường Lâm, xây dựng thành căn cứ địa chống giặc. Theo lời khuyên của thủ lĩnh Đỗ Anh Hàn là người đồng hương, Phùng Hưng tiến quân xuống Tống Bình vây Phủ Thành. Đô hộ Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh, bị thua to, lo quá phát bệnh mà chết. PhùngHưng vào thành Tống Bình tổ chức việc tự chủ lâu dài. Sau khi Phùng hưng mất, nhiều người muốn lập em là Phùng Hải lên thay, nhưng viên Đầu mục là Bồ Phá Cần đã lập con Phùng Hưng là Phùng An nối ngôi. Phùng An tôn xưng cha là Bố Cái Đại Vương, xây lăng mộ ở phía tây bắc thành Tống Bình.

Để ghi nhớ công lao của Phùng Hưng, nhân dân một số làng nằm trên tuyến đường tiến quân vào bao vây giặc của chủ nghĩa quân Đường Lâm đã lập đền thờ Bố Cái Đại Vương và tôn ông làm Thành hoàng làng.

Xưa kia Quảng Bá có tên chữ là Quảng Bố nhưng vì kiêng tên huý Thành hoàng làng nên đọc chệch là Quảng Bá.

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) dân làng có khắc một tấm bia đá thay cho cuốn thần phả bị rách của làng. Thần phả bằng đá, tuy kích thước không lớn, nhưng nó là một trang sử quý giá, độc đáo hiếm thấy ở những di tích khác quanh vùng.

Qua nội dung văn bia chúng ta có thể hiểu được tương đối chi tiết về sự tích họ Phùng và cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng lãnh đạo vào thế kỷ VIII. Văn bia cũng miêu tả lại những cuộc chiến đấu của nghĩa quân, công trạng của các vị tướng tài có nhiệt tâm yêu nước, với những kế sách tài giỏi, nhưng kết cục thật bi thảm. Bia cũng miêu tả cuộc tranh giành quyền lực giữa Phùng An với Phùng Hải, Phùng Dĩnh.

Tấm bia còn cung cấp những căn cứ để xác định thêm ngày sinh, ngày mất của Phùng Hưng (761 - 791), về số anh em của Phùng Hưng. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu, suy đoán một cách có căn cứ khoa học. Hiện nay tại đình còn bảo lưu nhiều câu đối ca ngợi công trạng của Phùng Hưng và các vị tướng, trong đó có câu:

Bắc khấu để bình, vạn cổ sơn là khai quốc thống

Nam bang hưng thịnh, triệu dân phụ mẫu kỷ nhân bị.

Tạm dịch:

Giặc Bắc dẹp yên, muôn thủa non sông khai quốc thống

Nước Nam hưng thịnh, muôn nhà phụ mẫu tạc lòng dân.

Bách noãn dựng nhất bào, dục túc chung anh long chủng hoá Đoái hồ linh thất giáp, phong công tuấn đức phụng sơn tề.

Tạm dịch:

Một bọc hoá trăm người, giống rồng ngàn năm chung đúc

Tây Hồ có bẩy giáp, cong thần mãi mãi còn ghi.

Đình Quảng Bá cũng là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đình là nơi đi lại, hội họp, hoạt động của cán bộ cách mạng. Dựa vào địa thế của đình nằm sát hồ Tây giữa hai bốt Nhật Tân - Nghi Tàm nên cán bộ đã từ sông Hồng qua Nhật Tân vượt bãi cát vào đình, lại men theo hồ Tây vào nội thành hoạt động.

Đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công đình được sử dụng làm nơi hội họp, mít tinh giành chính quyền, làm trụ sở của Uỷ ban hành chính kháng chiến, là nơi tổ chức các lớp bình dân học vụ và là nơi dân quân du kích tập trung tuần tra bảo vệ xóm làng. Ngày 29 tháng 9 năm 1962, Bác Hồ đã về thăm địa phương. Người đã đến thăm đình và ân cần dặn dò nhân dân thi đua lao động, phát động phong trào phòng dịch, giữ gìn vệ sinh xóm thôn. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đến thăm đình như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Hoàng Anh...

Đình Quảng Bá có niên đại khởi dựng khá sớm, tồn tại đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Lần trùng tu lớn nhất vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936).

Hiện nay quy mô kiến trúc của đình gồm: cổng đình, sân gạch, hai nhà Tả - hữu mạc, toà Đại đình, Hậu cung.

1413613490544207b23531d.jpg

Gắn kết với việc phụng thờ Thành hoàng làng, hàng năm đình mở hội lớn vào ngày 12 tháng hai âm lịch. Hội có quy mô lớn, được tổ chức trang trọng ba năm một lần. Hội lớn có kiệu Thánh quanh làng, từ đình ra chùa lấy nước tinh khiết về làm lễ mộc dục (xưa kia phải bơi thuyền ra giữa hồ Tây lấy nước).

Hiện nay tại đình Quảng Bá còn lưu giữ bộ sưu tập di vật có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật như: một bản thần phả chữ Hán, 16 đạo sắc phong thần, trong đó sắc có niên đại sớm nhất năm Cảnh Trị thứ sáu (1670) sắc có niên đại muộn nhất là năm Khải Định thứ 9 (1924).

Một tấm bia đá niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841) ghi sự tích của Thành hoàng, bảy cỗ long ngai, bài vị chạm rồng và hai hương án thờ chạm thủng hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII, một cỗ kiệu bát cống, một kiệu long đình thuộc thế kỷ XIX, bốn bức hoành phi, ba đôi câu đối sơn son, hai bức cửa võng chạm rồng, một chuông đồng, một chiêng đồng cùng nhiều đồ thờ tự khác như bát hương, choé sứ men lam, mũ áo hia thờ...

Đình Quảng Bá được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1991.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình, nghè Mai Động
    Đình Mai Động được khởi dựng từ lâu đời. Trước kia đình thuộc trại Mai Động, huyện Thanh Đàm, sau là làng Mai Động, huyện Thanh Trì, nay làng phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Đình Quảng Bá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO