Khu du lịch sinh thái Thác Đa

Phương Anh (T/h)| 06/12/2022 09:30

Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm trong quần thể các khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội thuộc huyện Ba Vì.

Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc thôn Mường Cháu, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, cách Hà Nội 60km về phía tây bắc. Khu du lịch khoảng 100ha diện tích đất tự nhiên, nằm ở sườn núi phía đông nam núi diện tích Ba Vì.

khu-du-lich-thac-da-1.jpg

Thác Đa là tên một ngọn thác lớn nhất trong khu vực này. Để đi tới được với ngọn thác này chúng ta phải qua rất nhiều khe suối và nhiều ngọn thác khác như: Khe Cạn, thác Dốc Mông, thác Mây... Mỗi ngọn suối, mỗi thác, mỗi khe đều có những vẻ đẹp riêng mà dù đứng ở góc độ nào chúng ta cũng dễ dàng cảm nhận được; một Khe Cạn khi mùa khô cạn lộ rõ dưới làn nước là những viên sỏi trắng bóng lấp lánh dưới ánh mặt trời trông xa như những hạt kim cương trong nước; thác Dốc Mông và thác Mây vào những lúc trời trong từng nguồn thác trắng xoá đổ xuống lẫn vào trời xanh trông xa như những dải lụa trắng vắt ngang trời vậy. Cảnh trời mây nước thật yên bình và thanh thoát càng thu hút du khách đến thưởng ngoạn và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Để thiên nhiên gần gũi với con người và để tận hưởng hết những vẻ đẹp đó như một sự hoà quyện bên nhau xen lẫn giữa cảnh trời mây nước đó là những ngôi nhà sàn của các dân tộc Thái, Mường rộng hàng trăm mét vuông thoáng đãng cho con người thả hồn vào với thiên nhiên. Hoặc giả khách thăm quan muốn có một không gian yên tĩnh cho riêng mình thì ở đây cũng có những căn nhà sàn đơn lẻ với đủ tiện nghi phục vụ dài ngày.

Không chỉ là nơi nghỉ ngơi lý tưởng, đây còn là khu vui chơi giải trí thoải mái cho nhiều người, một khu bể bơi rộng rãi, hồ câu cá dưới chân núi, sân chơi thể thao, vườn trái cây... Sau những thú chơi đó du khách cũng có thể trở về với cội nguồn văn hoá của các dân tộc thiểu số thông qua những điệu múa sạp, múa xoè truyền thống của người Thái: múa Sênh tiền của người Mường; múa Chuông của người Dao; điệu “Kèn lá gọi người yêu" của người H'Mông hay điệu “Hát mừng năm mới” của người Tày... Tất cả đều được thể hiện rất khéo léo qua nhưng có thôn nữ dân tộc duyên dáng bên ánh lửa bập bùng say trong men rượu cần ngất ngây.

Khu du lịch sinh thái Thác Đa thực sự là một địa chỉ lý tưởng cho những ai muốn có những không gian lãng mạn đắm mình với thiên nhiên hay những khoảnh khắc ấm cúng bên người thân và bạn bè.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Phủ Tây Hồ - Những điều chưa biết: Phủ chính và Điện Sơn Trang.
    Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ bao gồm phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu…
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Biểu dương 48 điển hình tiên tiến CNVCLĐ Thủ đô học tập và làm theo Bác
    Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.
  • Phở cuốn Ngũ Xã – Biến tấu độc đáo của phở truyền thống
    Giữa tiết trời đầu hạ của Hà Nội, những cơn gió nhẹ ven hồ thơ mộng của Thủ đô ngàn năm tuổi, ta lại có lý do để tìm về những món ăn mát lành, thanh đạm. Hà Nội có nhiều món ngon để lựa chọn, nhưng có một thức quà đặc biệt, chỉ cần nhắc tên là ta nhớ ngay đến một góc phố nhỏ, ven hồ Trúc Bạch – nơi được ví như “thủ phủ” của món ăn ấy: Phở cuốn Ngũ Xã.
Đừng bỏ lỡ
Khu du lịch sinh thái Thác Đa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO