Khu du lịch sinh thái Suối Ngọc - Vua Bà

Phương Anh (T/h)| 02/12/2022 10:14

Những áng mây bồng bềnh trong bình minh yên tĩnh, rặng núi mờ ảo với những dòng suối trong vắt nơi chân thác khi chiều về, động thủy cung trong lòng đất với hàng nghìn nhũ đá... tất cả như biến Suối Ngọc - Vua Bà thành một miền tiên cảnh.

Suối Ngọc - Vua Bà là một trong những địa danh du lịch thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía tây, Khu du lịch Suối Ngọc - Vua Bà thuộc địa phận xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất. Đây là khu du lịch sinh thái có đường giao thông rất thuận lợi đối với các phương tiện giao thông đường bộ, nằm trên trục đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. Tổng thể diện tích khu du lịch Suối Ngọc - Vua Bà bao gồm hơn 300ha đất tự nhiên thuộc sườn núi phía đông nam núi Vua Bà. Đây là sườn núi có độ dốc trung bình, khe núi tạo ra các dòng suối chảy từ trên cao xuống thấp gặp phải những tảng đá gập gềnh lớn tạo thành các thác nhỏ, du khách có thể vui chơi, tắm mình trên các thác nước này.

Suối Ngọc - Vua Bà là địa danh gắn với một huyền thoại. Theo truyền thuyết dân gian kể rằng: Đây đã từng là nơi luyện quân tập trận đánh giặc của Hai Bà Trưng; trên nền đất này còn lưu giữ những dấu tích của người xưa như: cột cờ tập trận, kho thóc nuôi quân...; sau này, đây trở thành khu căn cứ kháng chiến của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Không những thế, thiên nhiên còn ban tặng cho nơi đây một nguồn nước trong xanh mát lành chảy từ đỉnh núi Vua Bà xuống càng tạo nên một cảnh sắc nên thơ mà hoang dã. Và bên cạnh đó có sự góp mặt của bàn tay con người đã làm cho Suối Ngọc - Vua Bà trở thành khu du lịch nổi tiếng như hôm nay. Người đã có công khai phá ra khu du lịch này là một cựu chiến binh, ông là Trần Văn Cầu - người đã 8 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Đến đây du khách có thể thả hồn theo tiếng chim hót mỗi khi đi bộ hoặc cưỡi ngựa trong rừng cây hay đắm mình bên những dòng suối trong xanh mát lành và êm dịu của tự nhiên với những ngọn thác cao vời vợi đổ nước trắng xoá suốt ngày đêm và cũng chính sự vô tình đó của tạo hoá đã làm nên nét hoang sơ cho những động thủy cung với hàng ngàn thạch nhũ đá mà đối với nhiều người có trí tưởng tượng tốt thì người ta có thể tưởng tượng ra được nhiều chuyện lý thú khác nhau. Suối Ngọc là sự hội tụ của những ngọn suối đầu nguồn: suối Ngọc, suối Hương, suối Mơ... như một sự ban tặng của thiên nhiên cho con người. Để tạo cảm giác mạnh cho du khách đến thăm quan nghỉ ngơi sau những phút thư giãn nhẹ nhàng bên dòng suối Ngọc mềm mại và thơ mộng người ta đã xây dựng thêm những làn trượt nước với 18 làn trượt.

Mặt khác, đây là khu vực đa số người dân sinh sống là dân tộc Mường. Do vậy, tại khu du lịch còn có các trò chơi dân gian của các dân tộc ít người như: bắn cung, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo, mua hát cồng chiêng phục vụ khách tham quan. Ngoài ra khu du lịch còn có nhiều món ẩm thực của dân tộc Mường và các loại đặc sản miền núi phục vụ du khách trên các ngôi nhà sàn nhỏ xinh của người Mường như: Cơm lam, ếch núi rán, măng chua, gà rừng nướng,… Đặc biệt, thực khách có thể vừa ăn vừa thả hồn theo những làn điệu dân ca của người Mường hay những điệu múa cồng chiêng mang đầy màu sắc do đội văn nghệ nghiệp dư được tuyển chọn từ các bản Mường quanh khu du lịch. Và đêm đến bên những ánh lửa trại bập bùng và mờ ảo say trong men rượu cần du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cô thôn nữ trong trang phục cổ truyền múa hát và nhảy sạp rất duyên dáng.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Khu du lịch sinh thái Ao Vua
    Nằm trên lưng chừng núi Tản thuộc xã Tản lĩnh, huyện Ba Vì với tên gọi “Ao Vua, chùa Bổ” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân nơi đây từ xa xưa.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khu du lịch sinh thái Suối Ngọc - Vua Bà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO