Khu du lịch sinh thái Ao Vua

Phương Anh (T/h)| 30/11/2022 15:09

Nằm trên lưng chừng núi Tản thuộc xã Tản lĩnh, huyện Ba Vì với tên gọi “Ao Vua, chùa Bổ” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân nơi đây từ xa xưa.

canh-ao-vua.jpg
Khu du lịch Ao Vua.

Đây là một quần thể di tích danh thắng nổi tiếng, hội tụ đầy đủ các yếu tố tâm linh, sinh khí của trời đất với phong cảnh núi non hùng vĩ, lại được thiên nhiên ban tặng dòng thác trong lành, mát mẻ quanh năm rồi hội tụ ở một điểm như sự giao hòa âm dương giữa trời và đất, mang lại phúc lộc cho muôn người.

Truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Hùng thứ 18, khi Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, “Ao Vua” là nơi hội quân của Thủy Tinh. Để ngăn chặn luồng nước dữ, Sơn Tinh bèn tách núi Ba Vì thành nhiều ngọn rồi thúc quân bao vây địch. Sơn Tinh còn cho quân đeo giỏ chứa đầy hạt mây rải quanh Ao Vua. Trong nháy mắt, mây mọc thành rừng, gai đầy chi chít thít chặt quân của Thủy Tinh. Sau một trận giáp chiến ác liệt, Thủy Tinh thua trận phải bỏ chạy, vô số quân tôm, quân cá bị mắc vào cành gai, tử trận. Ngày nay, trong dãy Ba Vì có giống mây vừa dài, vừa lớn, người ta bảo đó là giống mây con cháu của Sơn Tinh.

Len lỏi giữa cảnh trí thâm u của phong cảnh khu vực Ao Vua, ở độ cao 200m có con suối thả mình chảy xuống chân núi, qua ba cấp hơi nước bay lên trắng xóa, người ta gọi đó là “Thác Bạc”, trong đó, “Ao Vua” nằm dưới chân thác như một hồ nước nhỏ, bốn mùa trong xanh soi bóng cả mây trời - đó chính là “Ao” của “Vua” Thủy một thời vang dội, đến nay vẫn còn được bảo tồn và phát huy giá trị nguyên sinh vốn có.

image_1200_60dbf5919a884.jpg
Thác nước ở Ao Vua.

Gắn với truyền thuyết “Ao Vua”, ở giữa đỉnh U Bò còn có một giếng sâu. Mặc dù giếng ở trên đỉnh núi cao, nhưng quanh năm lúc nào mạch nước cũng dâng đầy. Nước giếng rất ngọt và mát. Tục truyền, khi xưa trong những ngày giáp chiến với Thủy Tinh ở Ao Vua, quân của Sơn Tinh trên núi không có nước ăn, Sơn Tinh liền rút gươm cắm xuống đỉnh núi U Bò cho quân theo dấu gươm đào giếng lấy nước. Quả nhiên khi đào xuống mấy thước, đã thấy nước phun lên thành tia rất mạnh. Quân của Sơn Tinh nhờ đó mà không bị khát. Chiếc giếng kỳ lạ đó đến nay vẫn được dân quanh vùng quen gọi là giếng Mũi Gươm.

Ao Vua - điểm du lịch với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, khí hậu ôn hòa mát mẻ, non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình đã và đang trở thành nơi tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến đây bạn không chỉ được sống trong không gian văn hóa đậm đà huyền tích và giàu chất nhân văn, với những câu chuyện về Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, thần núi Sơn Tinh, thần nước Thủy Tinh, về cuộc chiến long trời lở đất của hai vị thần là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt, mà nơi đây còn là điểm hẹn của sự giao lưu giữa đồng bào Kinh, Mường, Dao. Du khách được leo núi, vượt thác, vui đùa trong công viên nước, thăm động Sơn Tinh, Thủy Tinh, rong ruổi du thuyền trên mặt hồ hay đùa vui với chim thú trong vườn và thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị núi rừng như rượu cần, măng, xôi nếp nương, nấm hương, cơm lam... Vào những ngày hè oi bức, từng dòng xe máy, ô tô từ các ngả đường đổ về khu du lịch Áo Vua làm cho khung cảnh thêm náo nhiệt, sôi động.

 Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Từ trong ta một tiếng người...
    Trong môn chạy bộ đường dài Marathon, vận động viên không chỉ cần có sức bền tốc độ và phải có các bước bứt phá, mới hy vọng trở thành người thắng cuộc. Có sức bền tốc độ, đã khó. Có các bước bứt phá tiếp theo, xem ra còn khó khăn hơn nhiều. Không đáp ứng cùng lúc hai đòi hỏi trên, vận động viên không thể giành được thứ hạng cao. Trong văn chương nói chung và thi ca nói riêng, cũng vậy!
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Miền Bắc hửng nắng trước khi rét diện rộng
    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 30/10, miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh khá mạnh, nhiệt độ nhiều nơi sẽ giảm sâu, trời rét. Trong khi đó, khu vực Trung Trung Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
Đừng bỏ lỡ
Khu du lịch sinh thái Ao Vua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO