Phủ Tây Hồ - Những điều chưa biết: Phủ chính và Điện Sơn Trang.

Phương Anh (T/h)| 03/12/2022 21:45

Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ bao gồm phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu…

Phủ chính

Phủ chính gồm một toà nhà nối liền nhưng được chia làm ba theo kiểu chữ “tam”. Tiền tế thờ cộng đồng, trung tế thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế và Tam toà thánh Mẫu (thờ bài vị). Hậu cung thờ ba vị thánh Mẫu (thờ tượng). Ba vị thánh Mẫu là Mẫu Liễu, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.

phu-tay-ho-huyen-thoai-linh-thieng-tin-nguong-tho-mau-tam-tu-phu.jpg
Cổng tam quan để vào Phủ Tây Hồ.

Theo quan niệm Tam phủ thì: Cai quản Thiên Phủ có Thiên quan, Thiên quan tích phúc (ban phúc lộc cho người). Cai quản Địa phủ có Địa quan, Địa quan xá tội (xá bỏ tội lỗi cho con người). Cai quản Thuỷ phủ có Thuỷ quan, Thuỷ quan giải ách (cởi bỏ mọi chướng ngại khó khăn cho con người).

Với sức mạnh thần bí ban phúc, xá tội, giải ách, tín ngưỡng Tam phủ quả hấp dẫn với bất cứ ai.

Hơn nữa tín ngưỡng Tam phủ đều tôn thờ vua cha Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng là vị thần tối cao trên Thiên đình cai quản tam giới, cai quản bách thần. Ngọc Hoàng uy nghiêm là thế, nhưng với tâm linh của người tín ngưỡng Tam phủ thì Ngọc Hoàng cũng có xương có thịt, có vợ có con. Vợ Ngọc Hoàng là Tây Vương Mẫu. Con Ngọc Hoàng là Liễu Hạnh công chúa. Do đánh vỡ chén ngọc mà con gái út của Ngọc Hoàng bị đày xuống làm dân thường ở làng Vân Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nước Đại Việt để tu luyện. Sau do luyến tiếc cảnh đẹp nước Nam, nàng lại lẻn xuống trần gian để thưởng ngoạn, khi ở Quảng Bình, Nghệ An, lúc ở Thanh Hoá, Lạng Sơn, cuối cùng nàng đam mê phong cảnh Tây Hồ hơn bất cứ ai.

Bởi vậy ở phủ chính còn có biển đề: Tây Hồ hiển tích

Nghĩa là: Hiển tích ở Tây Hồ

Hay: Tây Hồ phong nguyệt đề:

Nghĩa là: Gió trăng Tây Hồ

Gió trời, trăng trời và cũng chỉ có người trời như Liễu Hạnh mới cảm nhận hết cái thi vị của gió trăng ở đây.

Danh truyền Nam sử, dấu tiên rực rỡ mấy ngàn thu. Các nhà nghiên cứu về Tam phủ, về Mẫu thường muốn truy nguyên. Vậy Mẫu tên tuổi là gì, quê quán ở đâu, đời sống riêng tư ra sao, hiển thánh như thế nào... xin hãy xem câu đối:

Tối linh nhi linh, Thiên Bản hồi hoàn chân cảnh tịnh.

Chúng mẫu chi mẫu, Tây Hồ hương hoả biệt từ tôn.

Tạm dịch:

Linh thiêng của linh, Thiên Bản trang hoàng tiên phủ đệ

Mẫu trong các mẫu, Tây Hồ hương hoả chốn từ tôn.

Tìm về quê gốc của Mẫu, kỳ thực vùng này do Sùng thượng Thiên tiên Liễu Hạnh, con gái út của Ngọc Hoàng mà có tên là Vân Hương, Thiên Bản, Thiên Hương... Tất cả những danh từ đó là tính từ hoá, nó đã quy về hư vô, quy về mây gió, quy về cái gốc của vạn vật

Bài thơ bên trái phủ chính nói rõ về thân thế của Mẫu:

Vân tác y thường phong tác xa

Chiêu du Đâu Suất mộ yên hà

Nhân gian dục thức ngô danh tính

Nhất đại tiên nhân Ngọc Kinh hoa.

Tạm dịch:

Mây là áo gió là xe

Sáng chơi Đâu Suất chiều mê yên hà

Người đời muốn hỏi tên ta?

Quỳnh Hoa tiên nữ mờ xa Thiên đình.

Điện Sơn Trang

Điện Sơn Trang mới được xây bằng chất liệu bê tông giả gỗ làm theo kiểu chồng diềm hai tầng mái ngói. Tầng trên thờ Phật và Tam toà Thánh Mẫu, tầng dưới thờ Mẫu Thượng Ngàn và 24 cô sơn trang. Nói là Điện Sơn Trang nhưng thực ra đây là nơi thờ Phật. Phật tức Tiên, Tiên tức Phật. Quan niệm dân gian Việt Nam là thế. Họ coi Tiên, Phật là một, đều là các vị thần tối linh bất tử, cứu giúp con người. Tiên cuối cùng cũng quy về Phật. Nội đạo tràng và các thần tích về Mẫu Liễu đều nói: Mẫu Liễu Hạnh được Phật Bà Quan Âm cứu đưa về chùa Hương, quy y Phật!

phu-tay-ho-hn-8-nemtv.jpg

Điện Sơn Trang không nên hiểu đơn thuần là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn. Mà Điện Sơn Trang ở phủ Tây Hồ nếu suy rộng ra là sơn lâm nước Việt, thu nhỏ lại là núi non Hương Tích, núi non Tây Hồ. Tiên, Phật bao giờ cũng gắn với non xanh nước biếc linh thiêng, giang sơn kỳ tú. Chính vì thế ở các phủ, các điện có thờ Phật cũng là điều dễ hiểu.

“Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Cha là Trần Hưng Đạo, mẹ là Liễu Hạnh công chúa. Cha và mẹ là cha mẹ trong tâm linh tôn giáo, không nên hiểu theo nghĩa dung tục.

Hàng năm cứ vào ngày mùng 3 tháng ba và 13 tháng tám âm lịch, tại phủ Tây Hồ đều mở hội tế lễ. Lễ hội này đã có từ xưa, mấy năm gần đây càng trở nên hưng thịnh. Có thể nói lượng người đến cầu khấn, thăm viếng tại phủ ngày càng nhiều, không lúc nào ngừng.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Thành cổ Sơn Tây - Tòa thành đá ong duy nhất của Việt Nam
    Với lối kiến trúc độc đáo, Thành cổ Sơn Tây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi đến thăm thủ đô. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là thành trì lớn nhất còn tồn tại ở Hà Nội. Đó cũng chính là lý do vì sao hàng năm, nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan và khám phá vẻ đẹp mang tính lịch sử lâu đời tại đây.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo năm 2025
    Chiều 27/6, tại Hà Nội, Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đừng bỏ lỡ
Phủ Tây Hồ - Những điều chưa biết: Phủ chính và Điện Sơn Trang.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO