Đình Đại Độ

Phương Anh (t/h)| 24/12/2022 12:17

Đình Đại Độ thuộc thôn Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là vùng đất cổ sớm được khai phá, cư dân đông đúc thành xóm, làng và có tên là trang Hối Độ. Địa danh này gắn với lịch sở thời Hùng Vương dựng nước.

Thần tích kể rằng vào thời Hùng Duệ Vương có 2 ông bà quốc công được giao trông nom kho lương cho triều đình ở trang Hối Độ. Hai ông bà đã chiêu tập dân các nơi quần cư sinh sống, dạy dân trồng lúa, nuôi tằm, mở mang đất đai, cuộc sống thanh bình nơi thôn dã. Thời gian sau được báo mộng có thần nhân thác sinh, bà sinh hạ một bọc có ba người con trai có đặc điểm giống như trong mộng là những vị thuỷ thần đầu thai. Ba người con được đặt tên là Nhất Lang, Nhị Lang, Tam Lang. Ba anh em có tướng mạo kỳ dị, tài trí thông minh. Đến năm 15 tuổi cha mẹ mất, ba anh được được vua triệu về giữ chức Đốc lĩnh Long Châu đạo thuỷ tướng quân cư trú tại trang Hối Độ.

Lúc bấy giờ nước có hoạ xâm lăng, ba anh em hội quân cùng tâu lên Sơn Thánh chống giặc bảo vệ đất nước. Thắng giặc, trên đường thu binh về triều, đến Chu Diên bỗng nhiên hoá mất. Vua Hùng thương tiếc ban cho tiên hiệu là Linh Tố đại vương. Vua chuẩn cho trang Hối Độ được miễn tô dịch, dựng đền miếu thờ cha mẹ và ba vị thần hiển linh làm thần Thành hoàng.

Đình Đại Độ có lịch sử xây dựng từ lâu đời, căn cứ bản sắc phong có niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) và thần tích soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) có thể đoán được niên đại xây dựng ngôi đình vào khoảng thời Lê, trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa và tồn tại đến ngày nay. Kiến trúc ngôi đình hiện nay gồm Đại đình và Hậu cung tạo nên bố cục chữ “đinh”.

Ngôi đình được làm lối cuốn đạo truyền thống, trên bờ nóc đắp rồng trang trí đề tài lưỡng long chầu nguyệt, phía dưới mặt nguyệt là hổ phù, trang trí trên kiến trúc tập trung vào các đầu dư chạm hình rồng các trụ đấu hình hoa lá, hoa sen... với nét chạm nổi, chạm thủng, các vân mây cuộn, sóng nước... Các di vật còn bảo lưu trong di tích đáng chú ý là cỗ long ngai chạm rồng nghệ thuật thế kỷ XIX, bài vị trang trí hình rồng nghệ thuật thế kỷ XVIII, hai đạo sắc phong có niên hiệu thời Hậu Lê... Cũng như những làng quê khác, hội làng truyền thống của Đại Độ được tổ chức vào ngày 12 đến 15 tháng giêng âm lịch. Đáng chú ý là lễ rước nước từ giữa dòng sông Cái (sông Hồng) về làm lễ mục dục. Đây là dịp gặp gỡ sum họp của những người dân làng Đại Độ, dù sinh sống và làm việc ở đâu, ngày hội làng cùng về tụ hội để gặp gỡ, giao lưu và trên hết là tỏ tấm lòng thành kính đối với tổ tiên.

Đình Đại Độ là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, tồn tại cho đến nay nó đã mang trên mình bề dày lịch sử hàng trăm năm. Đình Đại Độ phụng thờ những anh hùng dân tộc có công dưới thời Hùng Vương và giúp dân lập trang, ấp.

Đình Đại Độ được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2006.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Sông
    Đình Sông vốn là nơi thờ phụng của 3 làng vạn chài gồm Vạn Thượng (nay thuộc thị trấn Phùng), Vạn Giữa (nay thuộc thôn Đại Thần) và Vạn Hạ (nay thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức). Vị trí của ngôi đình hiện nay toạ lạc tại thôn Đại Thần, thờ phụng các vị Thuỷ thần của ngư dân ba làng vạn chài, làm nghề chài lưới trên dòng sông Đáy xưa.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đình Đại Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO