Khu phố cổ Hà Nội - Khái quát

Phương Anh (t/h)| 15/12/2022 20:08

Ở trung tâm nội thành có một khu vực làm nên niềm tự hào của cả Hà Nội mà không phải bất cứ một thành phố nào ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác có được. Đó là “khu phố cổ” Hà Nội.

Ở Việt Nam, có lẽ ngoài Hội An và thành phố Nam Định ra chỉ có Hà Nội là còn giữ được một khu phố cổ. Đành rằng do khí hậu, thời tiết, nguyên vật liệu xây dựng và do các cuộc chiến tranh nên diện mạo khu vực này như hiện thấy cũng chỉ là có từ cuối thế kỷ XIX. Nhưng theo các nguồn sử liệu khác nhau thì khu vực này đích thực là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập, tức cũng đã có từ ngàn năm tuổi.

Nói về địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là các phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ. Tại khu phố này cho tới trước khi người Pháp tới đều chung một dáng dấp: các phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của các mặt hàng sản xuất hay kinh doanh tại những nơi đó: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ... Tất cả các ngôi nhà ở hai bên đường đều theo kiểu “nhà ống”. Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâu có khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục cũng tương tự như sau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là một quãng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hòn non bộ, có cá vàng), quanh sân là cây cảnh, là giàn hoa. Gian nhà trong , mới là nơi ăn ở và nối vào đó là khu phụ. Đa số là nhà một tầng, lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn, với đặc trưng hai bức tường hồi vượt cao lên khỏi mái, xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đấu ngộ nghĩnh. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ (vì các triều đại cũ cấm dân không được nhìn mặt vua quan, nhất là nhìn từ cao, khi vua quan đi trên đường).

Như vậy, nhà ống ở khu phố Hà Nội bé nhỏ, bình dị, vừa là xưởng sản xuất thủ công, vừa là cửa hàng, vừa là nơi sinh hoạt của gia đình. Tại khu phố đó, người mua bán vào mọi thời điểm, đem lại cảnh tượng tấp nập và nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sum vầy nâng đỡ nhau. Cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính là ở chỗ này, ở cái tổng thể do người xưa đã sắp xếp thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa nhau mà tồn tại, sinh sôi... Bên cạnh các nhà ống còn phải kể tới những chùa - đình - đền - miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này trước hết là nơi thờ của các làng thôn phường cũ, như đình 38 Hàng Đường là của làng Đức Môn, một làng mà phố Hàng Đường chạy qua, hay là chùa Huyền Thiên ở 54 Hàng Khoai là chùa của làng cùng tên, nay là đất đai phố Hàng Khoai. Ngoài các công trình đó còn phản ánh gốc gác của cư dân kinh thành mà một bộ phận đáng kể là từ nhiều nơi khác, tỉnh khác di cư về đây làm ăn, như đình Hoa Lộc 90 Hàng Đào của dân phường nhuộm màu ở Đan Loan (Hải Dương) lập ra, đình Tú Đình Thị 2A ngõ Yên Thái là nơi thờ tổ nghề thêu do dân làng thêu Quất Động (Hà Tây) dựng lên... Mặt khác sự tồn tại của các đình miếu này còn là bằng chứng của tâm linh người Hà Nội cũ: bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Hà Nội còn luôn tìm cách hòa đồng với một thế giới tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang màu sắc huyền thoại, ẩn chìm và thiêng liêng, ở đó có thể giao hoà cùng quá khứ chứa chất sức mạnh tiền ẩn.

Ngày nay, đành rằng qua các biến động của lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ đã biến dạng, nơi ít nơi nhiều, song bóng dáng của người xưa (dù chỉ là của thế kỷ XIX song cũng đã là dư trăm tuổi) vẫn còn lưu lại ở dăm căn nhà này, ở vài đoạn phố kia và đặc biệt ở cái không gian văn hoá vẫn đậm đà hương vị cổ. Cho nên khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn, xinh xắn, những con đường ăm ắp người đi, những đền chùa mái cong mềm mại, lại còn cả những không gian cây xanh mượt mà và ngọt ngào hương... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp mà ở Việt Nam chỉ thành phố Hà Nội mới có.

Vì vậy, dù có biến dạng do sự hiện diện của những ngôi nhà theo kiến trúc mới thì khu phố cổ Hà Nội vẫn là một “kỷ niệm” mà người xưa gửi cho người ngày nay để rồi lại truyền lại cho đời sau. Cho nên chính quyền thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đang nghiên cứu triển khai những dự án để bảo vệ và tôn tạo quỹ đô thị quý hiếm này.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Khu du lịch suối khoáng Tản Đà
    Khu du lịch suối khoáng Tản Đà (Tản Đà Spa Resort), nằm dưới chân núi Tản (núi Ba Vì) của huyện Ba Vì, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km về phía tây bắc.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Khu phố cổ Hà Nội - Khái quát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO