Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Đặc sắc triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”

Mai Chi 16/12/2023 16:59

Tại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng (phố đi bộ Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội), triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972” do Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Bảo tàng Chiến thắng B52 tổ chức nhận được sự quan tâm của người dân và du khách.

tham-quan.jpg
Du khách tham quan triển lãm. Các tác phẩm ảnh được trưng bày trên hè đường Đinh Tiên Hoàng thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Vũ Thị Tuyết Nga chia sẻ, triển lãm thể hiện vai trò ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và thắng lợi của Chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Qua triển lãm này, Ban tổ chức giới thiệu đến người dân, du khách Thủ đô Hà Nội cũng như bạn bè quốc tế về bề dày lịch sử của mảnh đất Điện Biên anh hùng, thế mạnh và các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quốc phòng - an ninh, vẻ đẹp đặc trưng về vùng đất con người, các điểm du lịch lịch sử, văn hóa của Điện Biên.

Triển lãm là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hoá, du lịch Điện Biên – Tây Bắc tại Hà Nội 2023 do UBND tỉnh Điện Biên và UBND Thành phố Hà Nội tổ chức từ ngày 15 – 17/12 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện này nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 do tỉnh Điện Biên đăng cai tổ chức.

Trên phố Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Bảo tàng Chiến thắng B52 đã đem đến cho người dân, du khách 150 bức ảnh đặc sắc, chia thành 3 phần nội dung mang tên Điện Biên Phủ.

trien-lam-dien-bien.jpg
Du khách được cán bộ truyền thông Bảo tàng giới thiệu về các tác phẩm ảnh trưng bày tại triển lãm.

Trong đó, phần 1 mang chủ đề “Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954” gồm 60 bức ảnh, giới thiệu về kế hoạch của Quân đội Pháp xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Chiến lược, chiến thuật của Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; Những trận đánh tiêu biểu, những tấm gương của quân và dân Việt Nam... trong Chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954.

Tiếp đến phần 2 có chủ đề “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972” gồm 50 bức ảnh, giới thiệu về kế hoạch tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh miền Bắc. Cùng đó là những bức ảnh về đường lối chiến tranh nhân dân của Việt Nam; Bộ đội Phòng không - không quân đánh máy bay B52 và các loại máy bay chiến thuật khác. Các tác phẩm trưng bày trong phần 2 đồng thời nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa và sức ảnh hưởng của Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972 của quân và dân Hà Nội nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung.

donviphaocaoxa.jpg
Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô đã bắn rơi nhiều máy bay B52 trong trận 12 ngày đêm trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không năm 1972”.

Phần 3 có chủ đề “Điểm hẹn nơi biên cương” đem đến cho người dân và du khách 40 bức ảnh, giới thiệu Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ và một số di tích lịch sử - văn hoá nổi bật của tỉnh Điện Biên; Bức tranh Pannorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Các bức ảnh tại phần 3 của triển lãm còn giới thiệu những sự kiện, lễ hội tiêu biểu trên địa bàn Điện Biên như Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội thành Bản Phủ. Ngoài ra, phần 3 còn có các bức ảnh giới thiệu một số điểm tham quan như Cột mốc A Pa Chải, di tích Đèo Pha Đin, hồ Pá Khoang; các di tích Kiến trúc nghệ thuật như Tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ; các di tích hang động Pa Thơm, Xá Nhè…đến công chúng.

tranh-pano.jpg
Một phần trong bức bức tranh Pannorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 tại Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972” đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô và du khách có mặt tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Người dân và du khách có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn về bề dày lịch sử của mảnh đất Điện Biên anh hùng, những thay đổi về thế mạnh và các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quốc phòng - an ninh, những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào các dân tộc cũng như những danh lam thắng cảnh, những điểm du lịch hấp dẫn mà tỉnh Điện Biên đang sở hữu.

Bên cạnh đó, triển lãm khẳng định giá trị và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không năm 1972”. Nửa thế kỷ đã đi qua, song “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” luôn là niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam, là minh chứng sinh động nhất cho sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó vai trò nòng cốt là lực lượng phòng không, không quân Việt Nam.

Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không năm 1972” thắng lợi bởi sự chủ động bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội từ sớm, từ xa của quân, dân ta lúc bấy giờ. Từ chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không năm 1972” thắng lợi đã cổ vũ, động viên tinh thần quân và dân Việt Nam tiến lên, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, non sông nối liền một dải./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO