Mỹ thuật

Triển lãm “Dấu xưa văn hiến - Soi bóng Thăng Long”

Đình Thế 10/12/2023 18:44

Ngày 10/12, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm sắp đặt “Dấu xưa văn hiến” lần thứ hai với chủ đề “Soi bóng Thăng Long”.

163016z4960321998502_15e2a0a5fac6f7bd08c01ef12fa4ce0e.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu bày tỏ: Triển lãm là những câu chuyện của các họa sĩ kể về chiều dài lịch sử của Việt Nam và di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Với phong cách hiện đại, triển lãm tạo nên nét độc đáo, thú vị để du khách thấy được những giá trị của văn hiến Thăng Long - Hà Nội trong cuộc sống đương đại. Triển lãm còn nhằm góp phần đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo, đưa các tác phẩm nghệ thuật giá trị đến với công chúng và cộng đồng.

Triển lãm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức với sự tham gia của 9 họa sĩ.

Bằng các tác phẩm đa dạng về phong cách thể hiện, triển lãm đưa người xem đến với những câu chuyện bình dị, mộc mạc về trị thủy, về những con người đầu tiên khai phá mở cõi, những trận đánh trong lịch sử dựng nước và giữ nước gắn với các anh hùng dân tộc, đến các hoạt động lễ hội trên sông nước mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

z4960573739818-33448187068299a3f36b6172de8eccac.jpg
Tác phẩm "Ngàn năm soi bóng" của họa sĩ Nguyễn Tuấn Dũng​​​​.

Các tác phẩm diễn tả những địa danh, di tích lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Thăng Long - Hà Nội như: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Chợ Đồng Xuân, Cầu Long Biên… cho thấy sự phát triển về văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Kinh kỳ xưa.

Triển lãm được chia thành 8 chủ đề nhỏ kết nối với nhau nhịp nhàng, phù hợp và hiện đại gồm: Sông Hồng; Trị thủy; Khai hoang, trồng trọt, cấy hái; Sự hình thành các bến thuyền, bến sông; Xây dựng, bảo vệ Kinh thành; Kinh thành qua các thời đại; Kinh thành với các lễ hội và Hình tượng cây-nước; Hình tượng của nước (thủy).

soibong2.jpg
Tác phẩm "Giọt nguồn" của họa sĩ Lê Thị Thanh

Tại triển lãm, công chúng được chiêm ngưỡng tác phẩm “Vũ điệu Thăng Long” sáng tạo bằng chất liệu tổng hợp của nhà điêu khắc Nguyễn Trường Giang, là những cảm xúc về nhịp điệu của dòng chảy từ đầu nguồn đến cuối sông Hồng.

Tác phẩm “Hoa sóng – Sóng nước nở hoa” của họa sĩ Phan Minh Bạch gồm 3 bức tranh lụa khổ lớn thể hiện hình ảnh của sông Tô Lịch, biểu tượng Rồng thời Lý và hình ảnh hồ Tây với công nghệ đèn chiếu.

soibong6.jpg
Các tác phẩm thu hút đông đảo khách tham quan tại triển lãm.

Tác phẩm sắp đặt “Ngàn năm soi bóng” với chất liệu tổng hợp gốm, composite, led, acrylic của họa sĩ Nguyễn Tuấn Dũng thể hiện những dấu tích còn sót lại của các triều đại qua các thời kỳ văn hoá lịch sử Việt Nam.

Tác phẩm sắp đặt “Thuyền đôi” sáng tạo bằng hộp gò đồng, hộp vẽ sơn mài,… của họa sĩ Vũ Xuân Đông kể lại câu chuyện về sự khai phá, khơi dòng, đắp đê, sử dụng sức nước, đặc tính của nước để ổn định cuộc sống khi xưa của cha ông…

Triển lãm diễn ra tại nhà Tiền đường, khu Thái Học, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 10/12/2023 đến ngày 2/1/2024.

Bài liên quan
  • Khai mạc triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP làng nghề 2023
    Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Chương trình triển lãm, thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP làng nghề 2023 tại huyện Ứng Hòa từ ngày 8 - 11/12/2023 nhằm chào mừng Huyện đón nhận đạt chuẩn Nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Nhì.
(0) Bình luận
  • Triển lãm mỹ thuật “Sắc màu miền Tây” ở Cố đô Huế
    90 tác phẩm sơn dầu, acrylic… của 18 họa sĩ Câu lạc bộ Sắc màu miền Tây ART được trưng bày triển lãm tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao TP Huế (15 Lê Lợi, TP Huế).
  • Gìn giữ, trao truyền di sản qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình
    39 tác phẩm của 16 tác giả với chủ đề về di sản sẽ được giới thiệu với công chúng trong triển lãm “Ngày xửa ngày xưa” diễn ra từ 23/8 đến ngày 27/8/2024 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” do nhóm nghệ sĩ Heritage And Art (H&A) thực hiện năm 2024.
  • Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông – Tây”
    Triển lãm 3D “Bang giao triều Nguyễn: Giữa làn gió Đông - Tây” giới thiệu các tài liệu đặc sắc về hoạt động ngoại giao triều Nguyễn (1802 - 1858).
  • Mở xưởng Gốm Mường tại Hà Nội
    Trong hai ngày 17 và 18/8/2024, tại địa chỉ 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ, Hà Nội, xưởng Gốm Mường chính thức mở cửa đón công chúng. Trong lần ra mắt xưởng Gốm Mường tại Hà Nội sẽ có hơn 130 tác phẩm gốm Mường được trưng bày. Đây là các tác phẩm gốm độc bản của nhiều nghệ sỹ - tác giả đã tham gia sáng tác từ 10 năm nay tại xưởng gốm Mường Studio.
  • Họa sĩ Dương Bích Liên: Ánh chớp thầm lặng
    Là người đồng hành cùng thế kỷ nghệ thuật họa sĩ Dương Bích Liên là một tượng đài của nghệ thuật tạo hình Việt Nam, là ánh chớp thầm lặng trên bầu trời nghệ thuật, là danh họa của xứ sở mình.
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 29
    Chiều tối ngày 9/8, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16, Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội chuyên ngành điêu khắc, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng lần thứ 29 năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Dấu xưa văn hiến - Soi bóng Thăng Long”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO