sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi(1).jpg
sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-2-.png
t1111.jpg

Hà Nội là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, ngàn năm văn hiến, là kinh đô - Thủ đô của nhiều thời đại. Trải qua thời gian, Thủ đô cũng đã có nhiều đổi thay. Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, vóc dáng, diện mạo đô thị dần được định hình, ngày càng khang trang, hiện đại và to đẹp hơn. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang xây dựng; nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu… được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ.

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-1-(1).jpg

Là một họa sĩ khá thành công ở mảng đề tài lịch sử, chiến tranh, họa sĩ Nguyễn Văn Chiến cũng không ngại ngần “rẽ lối”. Trong đó, tiêu biểu là các bức tranh ông vẽ về những cây cầu bắc qua sông Hồng trong quá trình xây dựng: “Xây dựng cầu Thanh Trì” (sơn dầu, 2008); “Xây dựng cầu Vĩnh Tuy” (sơn dầu, 2009); “Xây dựng cầu vượt nội đô” (sơn dầu, 2013).

Sự đổi thay của Thủ đô cũng đã được “phản chiếu” trong các sáng tác văn học nghệ thuật trong đó có mỹ thuật. Nếu như trước đây, Thủ đô Hà Nội được thể hiện sinh động qua những tác phẩm chủ đề lịch sử, chiến tranh cách mạng, phong cảnh, làng quê, chân dung, lễ hội dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng, bảo vệ môi trường,… thì nay mảng đề tài Hà Nội đổi mới và phát triển cũng đã được một số tác giả lựa chọn và được công chúng ghi nhận.

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-5-.png

Họa sĩ trẻ Nguyễn Minh (Minh Phố) cho hay Hà Nội đổi mới là đề tài xuyên suốt trong tác phẩm của anh. Nếu như trước đây (thời điểm năm 2016), anh vẽ trực diện về cây cầu đường sắt trên cao, đối lập với nó là những mảng phố được xen lấn trong các má cầu, gầm cầu trong tác phẩm “Hà Nội có cây cầu mới”; rồi vẽ về cây xanh Hà Nội trong “Summer 2016” để phản chiếu quá trình đô thị hóa của Hà Nội thì nay Hà Nội đương đại được anh khai thác theo hướng khác, cách thể hiện khác trong đó lồng ghép giá trị của di sản. “Tôi muốn thể hiện một góc nhìn lãng mạn, thi vị và cũng đầy trữ tình khi vẽ về phố và làng Hà Nội hôm nay”, họa sĩ Minh Phố bộc bạch.

Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), Hội Mỹ thuật Hà Nội đều tổ chức triển lãm mỹ thuật Thủ đô. Trong cuộc “hội ngộ” của các họa sĩ và nhà điêu khắc tham gia triển lãm này, đã có một số tác phẩm ở mảng đề tài Hà Nội đổi mới được các tác giả “trình làng” công chúng. Có thể nhắc tới: “Nút giao thông phúc hợp” (acrylic) của Ngô Thành Nhân, “Nắng công trường” (sơn mài) của Trần Xuân Bình, “Công trường mở rộng đường Láng - Hòa Lạc” (sơn dầu) của Bùi Trung Hà, “Ngày mới” (sơn dầu) của Đỗ Trung Kiên, “Ngày đông về” (sơn dầu) của Lê Anh, “Nhịp điệu làng nghề” (acrylic) của Khánh Châm, “Đô thị hóa” (sơn dầu) của Kim Duy Văn, “Hà Nội ngày nay” (acrylic) của Trịnh Việt, “Con đường” (tổng hợp) của Vương Duy Khoái, “Ngoại thành vào vụ gặt” (sơn dầu) của Nguyễn Huỳnh Mai, “Vì bình yên cuộc sống” (acrylic) của Trần Quang Thái, “Nhà siêu méo” (acrylic) của Nguyễn Xuân Thủy…

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-2-.jpg

Một số tác giả khác đã phác họa một Thủ đô đổi mới qua những bức vẽ về những cầu vượt nội đô, tuyến đường sắt trên cao, nhà ga, sân bay, khu đô thị, nhà cao tầng… rồi nhịp sống đô thị hiện đại. Tuy nhiên, so với mảng đề tài quen thuộc (phong cảnh, lễ hội, chân dung, tĩnh vật…) thì mảng đề tài về chiến tranh cách mạng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, và đặc biệt là đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới vẫn còn rất hạn chế, đó là chưa kể tới chất lượng nội dung tác phẩm.

Theo họa sĩ Nguyễn Văn Chiến, Hà Nội đã chuyển mình, thay đổi rõ rệt về xây dựng ngay sau khi sáp nhập mở rộng địa giới. Tuy nhiên, đề tài này ít được phản ánh trong tác phẩm mỹ thuật.

Là người dõi theo tường tận từng triển lãm Thủ đô trong hàng chục năm qua, nhà LLPB mỹ thuật Đặng Thanh Vân chung niềm trăn trở: “Những bức tranh đề tài về xây dựng Thủ đô còn rất thưa vắng trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô được tổ chức thường niên. Trong gần 300 tác phẩm được giới thiệu ở mỗi kỳ triển lãm, thì những tác phẩm có đề tài về xây dựng Thủ đô trong thời kỳ đổi mới chiếm một số lượng khá khiêm tốn”.

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-5-.jpg
tit-2.jpg

Làm thế nào để mỹ thuật theo kịp và phản ánh sinh động sự phát triển mạnh mẽ của một Thủ đô đang mở rộng, xây dựng và phát triển? Đó là trăn trở của Ban chấp hành hội Mỹ thuật và của không ít các hội viên trong hội.

Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cho hay, đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là đề tài mũi nhọn với nội dung rất rộng bao hàm mọi hoạt động, từ văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Bởi thế đổi mới sáng tác nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải dày công tìm hiểu, khai thác để đưa vào tác phẩm của mình sao cho phù hợp cả về nội dung và hình thức, đảm bảo chất lượng và thể hiện sở trường của mình.

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-4-.jpg

Theo họa sĩ Khánh Châm, việc khai thác những nét đẹp, nét tươi mới của Hà Nội mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng là một đòi hỏi đối với mỗi họa sĩ, nhà điêu khắc. Để góp phần phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô trong thời kỳ mới đòi hỏi mỹ thuật Thủ đô cần những bước đi đột phá, sáng tạo, những giải pháp hữu hiệu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sáng tác những tác phẩm nghệ thuật tạo hình, phản ánh cuộc sống phong phú, sôi động của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới.

“Hà Nội của chúng ta đổi thay từng ngày, từng giờ, nên nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đương đại của văn nghệ sĩ, trong đó có giới mỹ thuật cũng nặng nề hơn, khó khăn hơn. Các nghệ sĩ không thể cứ đi mãi con đường mòn của các đề tài cũ mà phải có sự đột phá, thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm, đổi mới ngôn ngữ hội hoạ, nâng cao tính điển hình hóa hình tượng nghệ thuật”, nhà LLPB Mỹ thuật Đặng Thanh Vân nhấn mạnh.

sang-tac-my-thuat-ve-thoi-ki-thu-do-doi-moi-6-.jpg

Đề cập tới những giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới, họa sĩ Trịnh Bá Quát đề xuất: Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Hà Nội nên có sự định hướng sáng tác ở mảng đề tài này; thay đổi chính sách đầu tư cho sáng tác (không nên đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư cho các tác giả có phác thảo đẹp, có nội dung tốt); tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ xâm nhập thực tế nhất là ở các đề tài khó như chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, nông thôn mới. Với công tác tổ chức triển lãm, nên chọn lọc các tác phẩm để giới thiệu, đồng thời mở rộng các triển lãm chuyên đề.

Hà Nội đang đổi mới từng ngày trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng chính là đề tài, đối tượng cần được phản ánh trong các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình. Với các tác giả, ngoài việc mở rộng sáng tác gắn với cuộc sống, sự đổi mới của Thủ đô, thì cũng cần phải làm mới mình để làm sao chuyển tải nhịp đô thị mới vào tác phẩm một cách sinh động, hấp dẫn mà không bước vào những “lối mòn”.

tac-pham-_do-thi-hoa_-cua-hoa-si-kim-duy-van.png

“Nâng cao chất lượng sáng tác luôn là nỗi lo, nỗi trăn trở của người nghệ sĩ mỗi khi gần đến dịp triển lãm mỹ thuật Thủ đô hằng năm. Bản thân mỗi họa sĩ hay nhà điêu khắc phải tìm cho mình một nội dung, đề tài phù hợp với sở trường, sở đoản của mình, sao cho tác phẩm năm sau phải hơn năm trước. Hơn cả về chất lượng nội dung, thủ pháp kỹ thuật và cảm xúc về màu sắc…”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội nhấn mạnh./.

tac-gia(1).jpg
Bài liên quan
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
(0) Bình luận
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Quảng bá hình ảnh mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến
    Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 20/9, tại sân khấu đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm) khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024, nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
  • Khai mạc triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
    Triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô” giới thiệu đến công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cuộc đấu tranh, kháng chiến chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên công bố.
  • Những dáng vẻ nghệ thuật đặc sắc trong triển lãm "In bóng tinh hoa"
    29 tác phẩm nghệ thuật của 4 nghệ sĩ Nguyễn Nghĩa Dậu, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đình Vũ, Lương Trịnh vừa được giời thiệu tới công chúng trong triển lãm “In bóng tinh hoa” diễn ra tại Area 75 – Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 18/9 đến 5/10/2024.
  • Từ đêm nay 21/9, miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Do không khí lạnh tăng cường nên thành phố Hà Nội mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Huế: Đầu tư 29 tỷ đồng xây dựng cầu chữ Y qua sông An Cựu
    TP Huế sẽ xây dựng cầu đi bộ kết hợp tuyến xe đạp qua sông An Cựu (cầu chữ Y) với tổng mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đừng bỏ lỡ
Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO