z5811758775240_110606e60ef14331f8d9c63f45454004(1).jpg
sapo(2).jpg

Sau 9 năm kháng chiến trường kì, gian khổ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ngày 10/10/1954, đoàn quân chiến thắng lại trở về Thủ đô yêu dấu. Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Roman Karmen - người đã quay bộ phim “Việt Nam trên đường thắng lợi” ghi lại hình ảnh bộ đội ta từ 5 cửa ô tiến vào giải phóng Hà Nội: “…

nguoi-anh-hung(1).jpg

Dẫn đầu trung đoàn là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô. Trên đầu anh phấp phới lá cờ trung đoàn đã bạc màu vì mưa gió, khói sương và bụi đường, thủng lỗ chỗ vì mảnh bom, đầu đạn, được mang theo năm tấm huy chương. Đúng 15 giờ còi nhà hát Thành phố Hà Nội nổi lên một hồi dài. Đoàn quân nhạc cử bài “Tiến quân ca”, Trung đoàn Thủ đô đứng thành hàng ngũ, vinh dự kéo cờ được trao cho đồng chí Nguyễn Quốc Trị, chỉ huy trung đoàn… Toàn thể quân dân tham dự đều kính cẩn nhìn lên lá cờ đỏ sao vàng đang phấp phới tung bay trên đỉnh cột cờ cao ngất”.

Khi Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân tiên phong) được thành lập, Nguyễn Quốc Trị được điều về chiến đấu trong đội hình đại đoàn. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, anh đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều trận, trận nào cũng thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy linh hoạt, kiên quyết, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

allison-s-tea-party(1).png

Trong chiến dịch Thu Đông năm 1950, đại đội nhận nhiệm vụ vượt núi ngăn chặn không cho hai cánh quân của binh đoàn Lơpagiơ và Sáctông gặp nhau. Trung đội do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy đã đi tắt đường, dùng dây thừng trèo qua vách đá, chịu nhịn đói suốt hai ngày đêm. Cuối cùng, họ đuổi kịp và đánh tan hai đại đội thuộc bộ tham mưu của Lơpagiơ, diệt và bắt 122 tên, cùng đơn vị phá được kế hoạch hợp quân của địch.

Tháng 5/1951, trong chiến dịch Hà - Nam - Ninh, đại đội do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy có nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Gối Hạc, mở đường cho đơn vị đánh căn cứ Non Nước tại tỉnh Ninh Bình. Nguyễn Quốc Trị đã chỉ huy đơn vị nhanh chóng áp sát mục tiêu, khi có lệnh nổ súng, đơn vị đồng loạt xung phong diệt ngay một trung đội địch. Bọn địch phản kích dữ đội, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và bí mật vòng phía sau lưng địch đánh tới, diệt được thêm một trung đội. Trời sáng, địch càng phản kích mạnh hơn, Nguyễn Quốc Trị vẫn bình tĩnh dẫn quân đánh vào nơi bọn địch cố thủ, tiêu diệt chúng và làm chủ trận địa. Trong trận đánh này, đơn vị đã diệt và bắt 160 tên địch, tạo điều kiện cho các cánh quân giành thắng lợi.

canh-bo-binh-cua-trung-doan-thu-do-dai-doan-308-tien-vao-khu-vuc-cua-nam-sang-10101954.-anh-tu-lieu-ttxvn-(1).png

Trong Đại hội toàn quốc Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu ngày 19/5/1952 tại chiến khu Việt Bắc, Nguyễn Quốc Trị được phong tặng danh hiệu Anh hùng quân đội cùng với 4 Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi được tuyên dương Anh hùng, Nguyễn Quốc Trị là đại đội trưởng thuộc Trung đoàn 102, Đại đoàn 308. Ngày 12/6/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới bút danh C.B đã viết một bài báo về Nguyễn Quốc Trị và đăng trên Báo Nhân Dân. Nội dung bài báo viết: “Anh hùng thi đua diệt giặc lập công Nguyễn Quốc Trị đã đánh 95 trận từ Bình Trị Thiên đến Việt Bắc, tự mình diệt hơn 200 tên giặc, bị thương nặng 5 lần mà vẫn không rời bộ đội.

Tham gia cách mạng từ khi mới 16 tuổi. Bị Pháp bắt đày sang Lào lúc 17 tuổi. Vào bộ đội từ ngày khởi nghĩa. Ở trận Biên giới, bộ đội đồng chí Quốc Trị đã nhịn đói và chịu khát 2 ngày, đuổi theo quân giặc, góp phần vào việc bắt sống 2 tên quan năm Lơpagiơ và Sáctông.

allison-s-tea-party-1-(2).png

Trong trận Trung du, đồng chí Quốc Trị đã có sáng kiến từ trên nóc nhà giặc đánh xuống, kết quả đã hoàn toàn chiến thắng. Trong trận Ninh Bình, đồng chí Quốc Trị cùng 6 đội viên đã dùng mưu mẹo bắt sống 90 tên giặc và tiêu diệt một số, trong đó có tên quan hai, con tướng giặc Tátxinhi.

Trên đây chỉ là vài ví dụ. Những tính tốt của đồng chí Quốc Trị là: Nhanh nhẹn và gan góc khi đánh giặc. Kiên quyết thi hành lệnh trên giao cho. Thương yêu đội viên như anh em ruột thịt. Cần kiệm quý trọng của công. Thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình anh em, luôn luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ...”. (C.B. Báo Nhân Dân số 61, ngày 12/6/1952, tr.3).

nguoi-anh-hung-2-(1).jpg

Năm 1967, Thượng tá Nguyễn Quốc Trị là Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 4. Trong một lần về nhà, ông đến thăm, động viên bộ đội pháo cao xạ trước làng Phượng Kỷ. Mặc dù biết trước đường đang có bom nổ chậm nhưng ông nghĩ “biết bom nổ khi nào mà chờ”, nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bộ đội cần được động viên kịp thời. Vậy là ông vẫn đi, không quản ngại tiếng nổ của bom thù. Không may sau đó, Nguyễn Quốc Trị đã bị trúng bom và trút hơi thở cuối cùng trên đất mẹ thân yêu.

Như một sự tưởng nhớ tới Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Thành phố Hà Nội có một tuyến đường mang tên ông. Phố Nguyễn Quốc Trị được ban hành quyết định đặt tên vào tháng 1/2019, với chiều dài 1.240m, đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh, đến đường cạnh ô đất C2 - C4 Khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy - TP Hà Nội)./.

anh-3-gan-bien.jpg

Nội dung: Đặng Việt Thủy/ Thiết kế: Bùi Hải

Bài liên quan
  • Ký ức ngày về tiếp quản Thủ đô
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Đại đoàn 308 được lệnh về xuôi. Đơn vị chúng tôi hành quân gần một tháng về đến Thái Nguyên và đóng quân ở những làng ven sông Cầu. Sau thời gian nghỉ ngơi, tháng 9/1954, chúng tôi được nhận nhiệm vụ. Lúc đầu, ai cũng nghĩ sẽ tiếp tục đi giải phóng những vị trí mà địch vẫn còn chiếm đóng thuộc tỉnh Bắc Giang, nhưng không mà là đi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nghe nói về Hà Nội, chúng tôi vô cùng háo hức, vì từ khi đi bộ đội chỉ ở trên rừng núi chứ nào ai
(0) Bình luận
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Bài cuối: Vận dụng và phát huy tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
  • Bài 2: Từ ánh sáng soi đường
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau một di sản đồ sộ, quý giá và thiêng liêng, đó là tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đối với văn nghệ sĩ Thủ đô, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
  • Bài 1: Sáng mãi tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn học nghệ thuật
    Lịch sử xây dựng và phát triển của các ngành văn học - nghệ thuật Việt Nam trong ngót 80 năm qua đã ghi lại biết bao sự kiện hào hùng, biết bao gương mặt ngời sáng và quả cảm của các nghệ sĩ, biết bao thành tựu xuất sắc trong cuộc chiến đấu và đồng hành cùng dân tộc. Học tập và noi gương Bác, làm theo lời căn dặn, dạy dỗ của Bác, các ngành đều có những bước tiến đáng trân trọng, đã sáng tạo và cung cấp cho nhân dân những món ăn tinh thần ngày càng giá trị, có tính thẩm mỹ cao.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO