z5795166696725_cb798456ef15080232f81f73d4f6a944.jpg
thi-xa-ha-dong-5-.png

Tôi vẫn nhớ khi ấy, ông trào dâng cảm xúc, bồi hồi nhớ lại không khí hào hùng trong cuộc mít tinh lớn với trên 2000 người, rợp cờ hoa, tưng bừng vẫy chào Ủy ban quân chính và đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Hà Đông vào đúng trưa ngày 6/10/1954. Giọng ông thật hào sảng, điềm tĩnh, tự tin như đang diễn giảng nguồn tư liệu gốc mà chính mình tham gia, chứng kiến, đồng hành:

"Trụ sở hồi ấy là một nhà bạt dã chiến, đặt ngay ven đường Ba La - Bông Đỏ, kê bộ bàn ghế gấp, trên bàn trải sẵn tấm bản đồ quân sự khu vực Hà Đông. Đón ta, phía Pháp có viên quan năm chỉ huy "séc tơ" Hà Đông, sĩ quan tùy tùng và một thông ngôn người Việt ngực đeo đầy cuống "mề đay". Đoàn ta gồm Chu Đỗ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính, tỉnh đội trưởng Hà Đông kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận Tây Nam Hà Nội và Trần Thư - sĩ quan phiên dịch”.

thi-xa-ha-dong-8-.png

Ông nhớ lại: “Một ngày cuối tháng 9 năm 1954, khi chiếc xe Ford màu xanh lá cây gắn cờ đỏ sao vàng dừng lại bên nhà bạt, một tiểu đội lính Pháp bồng súng ra chào. Sau 9 năm cầm súng, nhất là những ngày hoạt động gian khổ ở khu du kích chợ Cháy, có lẽ đây là giây phút xúc động nhất của tôi, giữa "thanh thiên bạch nhật", được thay mặt Quân đội nhân dân Việt Nam bàn việc Pháp rút quân ra khỏi thị xã Hà Đông”.

Cách đó nửa tháng ông nhận được điện của Bộ Tổng tham mưu báo lên Trung Giã (Vĩnh Phú) nhận nhiệm vụ mới. Từ căn cứ, ông đạp xe hai ngày tới địa điểm trực tiếp nhận chỉ thị của đồng chí Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị để nhận nhiệm vụ và kế hoạch tiếp quản Hà Đông. Ông còn nhớ, trong bữa cơm chia tay, đồng chí Lê Quang Đạo nhấn mạnh hai điểm: có bàn giao vì Pháp thua ta thắng; và khi giao tiếp phải luôn nhớ họ là "đối phương".

nhung-can-ham-bi-mat-o-an-cu-phu-dien-kim-tram-kim-bong-quan-tram-nam-chanh-1-.jpg

Ông cũng nhớ tới những căn hầm bí mật ở An Cư, Phú Điền, Kim Trâm, Kim Bồng, Quan Trâm, Nam Chánh… giữa vành đai trắng đã cố gắng bám trụ, mở khu du kích ngay trong lòng địch. Khu D, mật danh khu Cháy, suốt 9 năm kháng chiến luôn là cái gai có ngạnh trong mắt các sĩ quan tham mưu của địch. Càng thua đau trên chiến trường chung, càng co cụm về địa bàn Hà Đông địch càng cay cú, lồng lộn quyết biến khu Cháy thành "khu trắng"! Thật khó có thể kiểm kê lại trong 9 năm trường kì kháng chiến, khu Cháy đã chịu đựng bao nhiêu cuộc ném bom, pháo kích, tập kích, biệt kích... Không chỉ dùng bơm đạn, địch còn thả côn trùng, đóng cống Đồng Quan, Hoàng Xá, Vân Đình làm ngập hàng ngàn mẫu lúa, mạ. Và từ tháng 1 năm 1953, được sự tài trợ của Mỹ, chúng còn thí điểm âm mưu mới, tiến hành xây dựng "Đại xá Đồng Quan" hòng lôi cuốn, dụ dỗ, thu hút, phỉnh phờ, mua chuộc và xua dân vào "trại tập trung" trá hình.

nhung-can-ham-bi-mat-o-an-cu-phu-dien-kim-tram-kim-bong-quan-tram-nam-chanh-3-(1).jpg

Bất chấp mọi mưu ma chước quỷ, vượt qua những thử thách khắc nghiệt, khu Cháy vẫn kiên cường mở đột phá khẩu và mở rộng khu du kích, ngày càng tôi luyện và trưởng thành, đạt hiệu quả chiến đấu cao. Không bao giờ địch có thể đứng chân, càng không thể lập tề ở đồng đất khu Cháy. Chúng chỉ có thể đóng quân ở Lạc Đạo, Du Đồng, Lương Đa, chợ Chòng rồi dùng 18 khẩu đại bác nã vào khu du kích. Cuộc rước đuốc vũ trang tuần hành biểu dương lực lượng tổ chức rầm rộ tại khu Cháy đêm 6/1/1952 đã có sức lôi cuốn, cổ vũ ngọn lửa chiến tranh du kích trong toàn tỉnh...

Và lúc ấy, trong bộ quân phục màu cỏ úa, đầu đội chiếc mũ nan bọc vải, ông Chu Đỗ cúi xuống, chăm chú theo dõi từng vị trí trên bản đồ kế hoạch rút quân của Pháp. Là tỉnh đội trưởng và chính quê ở Vạn Phúc, qua báo cáo trinh sát, ông thuộc 7 vị trí và 9 tháp canh của địch chốt ở thị xã như trong lòng bàn tay. Nhưng với tác phong của một chỉ huy quân sự, ông muốn tận mắt nhìn kỹ các vị trí ta sẽ tiếp quản để chuẩn bị lực lượng một cách chu đáo. Theo yêu cầu của ông, viên quan năm đã trực tiếp lái xe đến sở chỉ huy "séc tơ" Hà Đông, bốt "Bốn gian", chợ Trâu, sở Chỉ huy tỉnh đoàn bảo chính, Căng 41, Áo Cá, Sở AT... Chính ở nơi này bọn địch đã tra tấn, sát hại, đày đọa và thủ tiêu rất nhiều cán bộ, bộ đội, du kích của ta!

thiet-ke-chua-co-ten.png

Thật không ngờ, sau 9 năm, chính viên quan năm Pháp đích thân lái xe đưa ông trở lại thị xã quê hương. Ngồi trong xe, hơn ai hết, ông biết rõ đêm 27 tháng 6 C1 đã tiêu diệt Sở chỉ huy chiến đoàn thiết giáp ở Vạn Phúc. Sang tháng 7, C1 lại tập kích căn cứ hậu tuyến của binh đoàn cơ động đóng ở La Khê; C2 đột nhập phá Cang 41; C3 phối hợp với cánh quân mặt trận Tây Nam tiêu diệt đại đội Lê dương ở dốc Chảy, cách Hà Nội 26km; du kích Kiến Hưng phối hợp với bộ đội chủ lực tập kích vị trí com măng đô đóng ở đình Hà Trì; lực lượng địch vận xã Cương Kiên đã giải tán Tề vũ trang ở Ngọc Trục, Trung Văn... Tỉnh đã điều 4 đội địch vận của các huyện Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức tăng cường cho thị xã Hà Đông. Ban địch vận của thị xã Hà Đông đã lên tới 120 người. Các công sở đều có nhân mối của ta...

Tổ địch vận Vạn Phúc phối hợp với đội công tác của tỉnh đã lập công xuất sắc, kéo được cả tiểu đoàn bảo chính Bắc Việt và tiểu đoàn bảo chính đệ tâm phân khu Hà Nội mang toàn bộ vũ khí về với Chính phủ ta... Ông ngồi trong xe nhà binh Pháp, nhìn ra đường phố mà lòng đầy tự tin. Ngày tiếp quản thị xã Hà Đông sẽ rực rỡ cờ hoa còn điện, nước, vệ sinh công cộng vẫn đảm bảo sinh hoạt bình thường.

Sau khi thống nhất lần cuối cùng các thủ tục chi tiết cho ngày 6 tháng 10 tới, viên chỉ huy cử sĩ quan tùy tùng lái xe đưa ông trở về căn cứ. Chiếc xe phóng với tốc độ quá cao, đến gần làng Thạch Bích suýt lao vào những người đi làm đồng về. Một bà già bị ngã sấp xuống mặt đường. Ông yêu cầu dừng xe và xuống dìu bà cụ đứng dậy. Nhìn lên chiếc mũ có đính sao vàng, mọi người rất đỗi ngạc nhiên và sung sướng vì nhận ra người của mình. Đây vẫn còn là khu vực địch tạm kiểm soát. Trước đó, chiếc xe Ford màu xanh lá cây có đính sao vàng mới đi qua. Đây là một trong mười chiếc xe Tỉnh ủy giao cho Thị ủy Hà Đông vào Thành mua phục vụ kế hoạch tiếp quản Hà Nội. Càng không thể ngờ, người lái chiếc xe này, anh Nguyễn Văn Tiếp, đã đưa Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính Chu Đỗ vào làm việc với viên chỉ huy quan năm Pháp, lại chính là "tài xế" của tỉnh trưởng ngụy quyền Hà Đông Nguyễn Văn Thanh!

z5769749989462_aeacdec1bdf3fc66dd97bf951371da10.jpg

Nội dung: Đào Ngọc Chung/ Thiết kế: Bùi Hải

04/09/2024 11:52

Bài liên quan
  • Ký ức ngày về tiếp quản Thủ đô
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Đại đoàn 308 được lệnh về xuôi. Đơn vị chúng tôi hành quân gần một tháng về đến Thái Nguyên và đóng quân ở những làng ven sông Cầu. Sau thời gian nghỉ ngơi, tháng 9/1954, chúng tôi được nhận nhiệm vụ. Lúc đầu, ai cũng nghĩ sẽ tiếp tục đi giải phóng những vị trí mà địch vẫn còn chiếm đóng thuộc tỉnh Bắc Giang, nhưng không mà là đi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nghe nói về Hà Nội, chúng tôi vô cùng háo hức, vì từ khi đi bộ đội chỉ ở trên rừng núi chứ nào ai
(0) Bình luận
  • Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả
    Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây đã có bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” với những yêu cầu, giải pháp cấp bách thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận được sự quan tâm và đồng tình của các cán bộ, đảng viên trên khắp cả nước, kỳ vọng chủ trương của Đảng và sự quyết liệt của người đứng đầu trong thực hiện sẽ làm bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần 20 chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hơn 3.000 người dân Thủ đô được thăm khám, sàng lọc sức khoẻ miễn phí
    Ngày 8/12, tại phố đi bộ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh.
  • Triển lãm "Kinh Bắc art 3"- nơi gặp mặt của hội họa miền quan họ
    Triển lãm "Kinh Bắc art 3" khai mạc vào 17h ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 13/12 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO