z5861938314887_0f67e81a8115263481d8dd9cea1090cc(1).jpg
z5859482554363_107f286597ac20ab7f51d96218298606.jpg

Xác định vị thế Thủ đô, là trái tim của cả nước, Hà Nội luôn tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, tăng cường quảng bá văn hóa, giao lưu hữu nghị, thúc đẩy xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Đồng thời Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác với 61 Thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới. Hàng năm, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã tiếp xúc, làm việc với hàng trăm đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp. Đối ngoại nhân dân được tăng cường; nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh.

pho-thu-tuong-chinh-phu-kiem-bo-truong-bo-ngoai-giao-bui-thanh-son-da-khang-dinh-cong-tac-ngoai-giao-van-hoa-phai-duoc-dat-ngang-tam-voi-ngoai-giao-chinh-tri-ngoai-giao-kinh-te-gop-phan-trien-k(1).png

Riêng về lĩnh vực ngoại giao văn hóa, nhiều năm qua, Thủ đô Hà Nội đã tổ chức và đăng cai nhiều sự kiện văn hóa gây tiếng vang trong nước và quốc tế, quảng bá tiềm năng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, kết hợp các giá trị văn hóa truyền thống được chắt lọc, kết tinh từ các vùng văn hóa xứ Đoài, xứ Đông, xứ Bắc…, Trong đó, cuối năm 2019, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam gia nhập hệ thống “Thành phố sáng tạo” của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế. Sau gần 4 năm thực hiện, Hà Nội đã có nhiều hoạt động để cụ thể hóa những cam kết xây dựng Thành phố sáng tạo mà điển hình là Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hàng năm, Hà Nội tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo với các chủ đề “Khơi nguồn Sáng tạo” (2021), “Sáng tạo và công nghệ” (2022) và năm 2023 vừa qua, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội với chủ đề “Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng, Sáng tạo đã thu hút hàng vạn du khách trong nước và quốc tế, cộng đồng sáng tạo Thủ đô và nhiều quốc gia trên thế giới, lan tỏa và tôn vinh nguồn lực văn hóa sáng tạo phong phú của Thủ đô. Qua những công trình nghệ thuật và sáng tạo trong Lễ hội, tất cả có thể nhìn và cảm nhận cách mà sự phát triển của các nguồn lực văn hóa trong thành phố đã và đang đem lại sức sống mới cho Thủ đô Hà Nội.

fg.png

Bên cạnh đó, nét đẹp văn hóa và con người Hà Nội được thể hiện trong các Tuần Văn hóa Hà Nội với các hoạt động sôi nổi được tổ chức thời gian qua tại Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản…, trong các Liên hoan phim quốc tế, Chương trình lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa, Lễ hội Áo dài, Lễ hội quà tặng Du lịch, Lễ hội Ẩm thực và gần đây là Festival Thu Hà Nội… Hơn nữa, Hà Nội cũng hợp tác cùng các tỉnh thành cả nước tổ chức các Ngày hội văn hóa Hà Nội tại các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Điện Biên,…góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội – Thành phố Vì hòa bình – ngàn năm văn hiến; Hà Nội là trung tâm hội tụ và tỏa sáng văn hóa với sự phong phú, đa dạng về các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như con người hào hoa, thanh lịch – văn minh.

pho-thu-tuong-chinh-phu-kiem-bo-truong-bo-ngoai-giao-bui-thanh-son-da-khang-dinh-cong-tac-ngoai-giao-van-hoa-phai-duoc-dat-ngang-tam-voi-ngoai-giao-chinh-tri-ngoai-giao-kinh-te-gop-phan-trien-k-1-(1).png

Trong hoạt động văn học nghệ thuật, giới văn nghệ sĩ Hà Nội duy trì đều đặn việc cùng tổ chức triển lãm, trại sáng tác, xuất bản ấn phẩm chung, hội thảo văn học nghệ thuật chung với các tỉnh, thành phố trên cả nước và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật giao lưu vớí các tỉnh kết nghĩa. Đặc biệt, từ năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật: Hà Nội - Thừa Thiên Huế - TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác, phối hợp hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Qua hoạt động này, các văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh có điều kiện hơn để tích hợp những âm vang lịch sử - văn hoá - thi ca - nghệ thuật của ba thành phố xưa và nay, từ đó, hướng mọi khát khao hiểu biết, khám phá vào sáng tạo; vượt giới hạn chật hẹp để vươn đến những khung trời mới lạ của tri thức và nghệ thuật, mà vẫn không xa lạ với truyền thống.

t222(1).jpg

Trong suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn giữ vị thế quan trọng trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Dưới các triều đại phong kiến, văn hóa và con người của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến đã góp phần không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia - dân tộc. Đến hôm nay, Hà Nội tròn 70 năm ngày Giải phóng, những năm tháng lịch sử hào hùng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, công tác ngoại giao trong đó có ngoại giao văn hóa đã, đang được Hà Nội tiếp nối, phát triển đầy tự hào, quyết tâm xây dựng và phát triển thành một Thủ đô hòa bình và Sáng tạo, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

pho-thu-tuong-chinh-phu-kiem-bo-truong-bo-ngoai-giao-bui-thanh-son-da-khang-dinh-cong-tac-ngoai-giao-van-hoa-phai-duoc-dat-ngang-tam-voi-ngoai-giao-chinh-tri-ngoai-giao-kinh-te-gop-phan-trien-k-4-.png

Kế hoạch triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2026, định hướng đến năm 2030 của UBND Thành phố đã đặt ra mục tiêu đổi mới sáng tạo trong công tác đối ngoại, xác định hiệu quả đối ngoại không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm, động lực cho phát triển Thủ đô. Trong đó, về ngoại giao văn hóa, Hà Nội đã, đang đẩy mạnh kết hợp tổ chức các sản phẩm văn hóa như: biểu diễn giao lưu nghệ thuật, triển lãm tranh, ảnh, hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tổ chức các hội thảo, hội nghị về hoạt động văn hóa trên địa bàn Thành phố có sự tham gia của tổ chức UNESCO, các bạn bè quốc tế, đặc biệt là các Thủ đô, Thành phố có mối quan hệ truyền thống với Hà Nội và các đối tác mới thiết lập.

Đồng thời, gắn kết hoạt động đối ngoại văn hóa với vận động thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách quốc tế, tăng cường trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng và định hướng các mối quan hệ của Thủ đô với quốc tế. Thông qua ngoại giao văn hóa, những thông tin, hình ảnh về đất nước, con người, với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống của Thủ đô được lan tỏa, phổ biến, từ đó sẽ dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.

pho-thu-tuong-chinh-phu-kiem-bo-truong-bo-ngoai-giao-bui-thanh-son-da-khang-dinh-cong-tac-ngoai-giao-van-hoa-phai-duoc-dat-ngang-tam-voi-ngoai-giao-chinh-tri-ngoai-giao-kinh-te-gop-phan-trien-k-5-(1).png

Hà Nội cũng đã, đang tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội của các Thành phố, Thủ đô trên thế giới, nhất là các thành phố có mối quan hệ truyền thống với Hà Nội, qua đó giới thiệu đến bạn bè quốc tế về hình ảnh con người và bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nghìn năm văn hiến, Thủ đô của lương tri phẩm giá con người, Thành phố vì hòa bình, Hà Nội - Thành phố sáng tạo. Tích cực quảng bá hình ảnh và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của Thủ đô như Hoàng thành Thăng Long; di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích Cổ Loa; Làng cổ Đường Lâm…

Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch phù hợp với những dấu ấn riêng, độc đáo của Hà Nội. Tham gia các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài; tổ chức các đoàn cán bộ và doanh nghiệp đi tìm hiểu, khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư tại nước ngoài; đón các đoàn cán bộ và doanh nghiệp nước ngoài đến thăm và làm việc tại Hà Nội; tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo tại Việt Nam và nước ngoài nhằm kết nối giao thương, tìm hiểu về văn hóa và con người nước bạn, quảng bá đến bạn bè quốc tế về văn hóa, con người Việt Nam - Hà Nội.

pho-thu-tuong-chinh-phu-kiem-bo-truong-bo-ngoai-giao-bui-thanh-son-da-khang-dinh-cong-tac-ngoai-giao-van-hoa-phai-duoc-dat-ngang-tam-voi-ngoai-giao-chinh-tri-ngoai-giao-kinh-te-gop-phan-trien-k.jpg

Với tinh thần hội nhập tích cực, độc lập, tự chủ, sáng tạo, các hoạt động đối ngoại, trong đó có ngoại giao văn hóa của Thủ đô Hà Nội mang tầm vóc, diện mạo mới, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của cả nước, nâng cao vị thế, vai trò của Thủ đô trong tiến trình hội nhập quốc tế, tạo thêm nhiều nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội./.

tac-gia.jpg
Bài liên quan
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
(0) Bình luận
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Long Biên: Nhiều chương trình, hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Trải qua chặng đường dài lịch sử, Long Biên được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” đóng góp to lớn vào quá trình hình thành và phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị quận Long Biên đã và đang phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng viết tiếp trang sử mới tạo động lực giúp người dân được hưởng thụ các giá trị văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Áo dài xứ Huế rực rỡ, kể chuyện về huyền thoại “Linh Phụng”
    Những câu chuyện về huyền thoại chim Phụng được thể hiện trên tà áo dài Việt Nam và kết hợp với những loại hình nghệ thuật khác mang đậm bản sắc Huế.
  • [Podcast] Hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội vươn tầm cao mới
    Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 23/7/2024. Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương và 54 điều (tăng 3 Chương, 27 Điều so với Luật Thủ đô 2012) với nhiều quy định vượt trội, có tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước…
  • Thời khắc đáng nhớ của những ngày tiếp quản Thủ đô
    Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, cả Hà Nội rợp cờ hoa đón đoàn quân chiến thắng trở về. Thời khắc lịch sử của những ngày tiếp quản Thủ đô sẽ mãi là mốc son chói lọi, hợp thành khúc ca khải hoàn của ngày giải phóng.
  • Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại 1 điểm dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội vừa có tờ trình gửi UBND TP.Hà Nội về việc đề xuất tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Khởi động Giáo dục di sản năm 2024: Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khởi động chương trình Giáo dục di sản năm 2024 với chương trình Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế.
  • Festival Thu Hà Nội 2024 thu hút 50.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm
    Diễn ra trong 4 ngày (từ 19 - 22/9), Festival Thu Hà Nội 2024 đã thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của du khách trong nước và quốc tế, bất chấp những thách thức từ thời tiết không mấy thuận lợi.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm không?
    Điều 21, Thông tư số 15/2019/TT-BQP cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành công vụ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo được đúng thẩm quyền, đúng người vi phạm, đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật...
  • Bản quyền truyện tranh nhìn từ huyền thoại Doraemon
    Sáng 22/9, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - VICAS đã diễn ra buổi tọa đàm “Từ Đôrêmon tới Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa VICAS và các đối tác là NXB Kim Đồng, Lân Tinh Foundation nhằm kỷ niệm hơn 30 năm bộ truyện Đoraemon hiện diện ở Việt Nam.
Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO